Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Chủ nhật, 08/09/2024 | 06:35

Chủ nhật, 08/09/2024 | 06:35

Tin CĐXDVN

Cập nhật lúc 05:46 ngày 12/07/2024

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Xây dựng Việt Nam lần thứ 4, khóa XIV

Sáng ngày 12/7/2024, Ban Chấp hành CĐXDVN tổ chức Hội nghị lần thứ ba, khóa XIV. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên BCH TLĐLĐVN, Chủ tịch CĐXDVN; các đồng chí Phó Chủ tịch: Đỗ Văn Quảng, Nguyễn Ngọc Huyền, Đặng Ngọc Điệp và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành CĐXDVN.
Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch CĐXDVN khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch CĐXDVN đề nghị các đồng chí đại biểu dự Hội nghị phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ tài liệu, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các nội dung trong Chương trình Hội nghị nhất báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm; Nghị quyết về “Tăng cường thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể” và Nghị quyết đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động thích ứng  trong tình hình mới để hoàn thiện, thống nhất, tạo sự đồng thuận và triển khai thực hiện hiệu quả.
Trong khuôn khổ Chương trình Hội nghị, các đại biểu đã cho ý kiến về việc tạm dừng rà soát, sửa đổi, bổ sung Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; báo cáo dự thảo kết quả công tác công đoàn 6 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; Công khai tài chính công đoàn năm 2023...
Đồng chí Lê Hồng Phong, Trưởng ban CSPL và QHLĐ CĐXDVN trình bày các NQ tại Hội nghị
Báo cáo về dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Công đoàn Xây dựng Việt Nam khoá XIV về “Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động thích ứng trong tình hình mới”, đồng chí Lê Hồng Phong, Trưởng ban CSPL và QHLĐ CĐXDVN cho biết: Trong thời gian qua, ngành Xây dựng gặp phải rất nhiều khó khăn tác động lớn đến hoạt động công đoàn của các cấp công đoàn trong Ngành. Bối cảnh đó, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, thực chất hoạt động của Công đoàn Xây dựng Việt Nam để thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nghị quyết “Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động thích ứng trong tình hình mới” được xây dựng với quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Xây dựng Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 02 – NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới", Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02 – NQ/TW của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và triển khai quyết liệt và có hiệu quả các khâu đột phá Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gắn với thực tiễn hoạt động của Công đoàn Xây dựng Việt Nam. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn Xây dựng Việt Nam và các cấp công đoàn trực thuộc gắn với ổn định, phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn Ngành; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, người lao động.
Trong đó, hướng tới mục tiêu tổng quát xây dựng Công đoàn Xây dựng Việt Nam vững mạnh toàn diện, thích ứng và giải quyết được các vấn đề của Ngành đặt ra; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; trung tâm tập hợp, đoàn kết người lao động trong Ngành; góp phần xây dựng lực lượng lao động ngành Xây dựng hiện đại, lớn mạnh đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành Xây dựng trong tình hình mới.
Cùng với đó, Nghị quyết đề ra 5 chỉ tiêu và 5 nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện.
Báo cáo về dự thảo Nghị quyết về “Tăng cường thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thoả ước lao động tập thể”, đồng chí Lê Hồng Phong đã nêu và phân tích những kết quả đạt được, một số tồn tại hạn chế trong triển khai công tác thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể của các đơn vị trong Ngành trong những năm qua. Theo đó, đến cuối năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp đã ký kết TƯLĐTT đạt 99%. Trong đó, 97,5% TƯLĐTT có từ 03 nội dung trở lên có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: vẫn còn một số doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT mang tính hình thức, đối phó; việc đánh giá, sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT cho phù hợp với chế độ, chính sách mới và tình hình thực tế của đơn vị theo quy định của pháp luật còn chậm. Tình trạng không thực hiện đúng các cam kết trong TƯLĐTT như: chậm thanh toán lương, nợ bảo hiểm xã hội... còn xảy ra ở một số doanh nghiệp...
Vì vậy, CĐXDVN xây dựng, triển khai Nghị quyết “Tăng cường thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thoả ước lao động tập thể” trong các cấp công đoàn với mục đích tăng cường thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện TƯLĐTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn nhằm đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng và thực hiện TƯLĐTT phải đi vào thực chất, khắc phục tính hình thức, đối phó. Nội dung TƯLĐTT cần ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, rõ cách thức thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát. Chú trọng đưa vào TƯLĐTT những nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Các bản TƯLĐTT phải thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của đơn vị.
Để triển khai thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể của các đơn vị trong Ngành, Nghị quyết đề ra 3 chỉ tiêu và 5 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện.
Sau khi nghe báo các các dự thảo, từ thực tiễn tại đơn vị, các đại biểu đã thảo luận, đưa ra các đóng góp, bổ sung các nhận định, đánh giá về tình hình, kết quả đã đạt được, phân tích chỉ rõ những tồn tại, hạn chế; bổ sung định hướng, nhiệm vụ giải pháp vào các dự thảo.
 CĐXDVN


Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 8
  • 8
  • 7
  • 7
  • 7
  • 3
  • 0
lên đầu trang