Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024 | 13:27

Thứ sáu, 26/04/2024 | 13:27

Tin CĐXDVN

Cập nhật lúc 11:20 ngày 17/09/2020

Công đoàn Xây dựng Việt Nam thực hiện Chỉ thị 37 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới

Ngày 03/9/2019 Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Theo đó, Chỉ thị đã chỉ rõ, bên cạnh kết quả đạt được, tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều nơi chủ doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, nhất là về bảo hiểm, tiền lương, thời gian, giờ làm việc, nghỉ ngơi, ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Tranh chấp lao động tập thể, đình công, khiếu kiện không theo trình tự thủ tục pháp luật còn phát sinh và diễn biến phức tạp. Năng lực đối thoại, thương lượng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động ở một số tổ công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp còn hạn chế.
Ðể tiếp tục xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong bối cảnh mới, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Ðảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động; Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động; Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động; Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động; Thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, giải quyết tốt tranh chấp lao động và đình công.
Đối thoại tại nơi làm việc giúp NSDLĐ và NLĐ hiểu nhau hơn, hạn chế được nguy cơ xung đột. Ảnh: Hội nghị đối thoại với người lao động tại Công ty CP Viglacera Hạ Long
Ngày 19/8/2020, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 291/KH-CĐXD để triển khai thực hiện Chỉ thị. Theo đó, các cấp công đoàn sẽ tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và hành động, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ
+ Tổ chức hội nghị hoặc hình thức phù hợp ở các cấp công đoàn để tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của Chỉ thị 37-CT/TW và chương trình, kế hoạch hành động của các cấp công đoàn thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW đến cán bộ công đoàn, tập trung vào công đoàn ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Thông qua các hoạt động, sinh hoạt công đoàn hoặc các phương tiện truyền thông để thông tin đến đoàn viên, người lao động những nội dung, tinh thần cốt lõi của Chỉ thị 37-CT/TW.
+ Sử dụng có hiệu quả các kênh truyền thông để tuyên truyền tới cán bộ, đoàn viên, người lao động về lĩnh vực quan hệ lao động và hoạt động công đoàn, đặc biệt là việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào vấn đề đối thoại, thương lượng tập thể, chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, điều kiện làm việc của người lao động, việc chấp hành pháp luật về lao động, công đoàn của người sử dụng lao động…
+ Đẩy mạnh tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của tổ chức Công đoàn và của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các mạng xã hội để chủ động truyền thông, định hướng về quan hệ lao động, hoạt động công đoàn, thiết thực đáp ứng nhu cầu của đoàn viên, người lao động, góp phần ngăn chặn, phản bác các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình quan hệ lao động và an ninh, trật tự xã hội.
- Phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
+ Đổi mới phương thức tuyên truyền, tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động, giúp người lao động nhận thức được những quyền và lợi ích mà tổ chức Công đoàn mang lại để chủ động, tự nguyện tham gia Công đoàn, gắn bó và đóng góp cho sự lớn mạnh của Công đoàn Việt Nam. Nâng cao chất lượng công tác kết nạp đoàn viên theo hướng linh hoạt, chủ động, thân thiện, đơn giản về thủ tục, ấn tượng về sự quan tâm và chăm lo cho đoàn viên ngay từ đầu.
+ Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, ưu tiên những nơi có đông công nhân lao động, quan hệ lao động tiềm ẩn những vấn đề phức tạp.
+ Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn thực sự chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, chú trọng kiến thức, kỹ năng, năng lực tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể, an toàn vệ sinh lao động...


Đ/c Lê Thanh Sơn Chủ tịch Công đoàn Công ty Sông Đà 5 tặng quà cho CBCNV Dự án Nhà máy điện gió Quảng Trị

- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn
+ Nội dung hoạt động công đoàn phải phù hợp với từng khu vực, cấp công đoàn; tập trung cho công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp có đông công nhân, doanh nghiệp có tình hình quan hệ lao động phức tạp.
+ Tập trung nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tổ chức Công đoàn. Cần tiếp tục nâng cao nhận thức, tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá trong thực hiện nhiệm vụ này.
+ Trong việc thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ người lao động, cần ưu tiên đầu tư cho công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động; công tác đối thoại và thương lượng tập thể.
Tham gia tích cực vào quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động (sửa đổi); đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động.
Thực hiện có hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể của các cấp công đoàn, nhất là cấp doanh nghiệp. Nâng cao số lượng, chất lượng đối thoại và thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp, quan tâm đối thoại và thương lượng về tiền lương, tiền thưởng và các điều kiện lao động của người lao động. Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể với đại diện người sử dụng lao động ở các cấp phù hợp, có đối tác, đủ điều kiện.
+ Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động công đoàn trên cả ba phương diện: phương thức chỉ đạo, phương thức tập hợp và tổ chức hoạt động.
Trong chỉ đạo hoạt động công đoàn phải dân chủ, quyết liệt, sâu sát, cụ thể; hướng mạnh về cơ sở, cấp trên phục vụ, hỗ trợ cấp dưới, tổ chức công đoàn phục vụ đoàn viên, người lao động. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp công đoàn và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bất cập, phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm của ban chấp hành công đoàn các cấp trước đoàn viên, người lao động.
Trong tập hợp người lao động và tổ chức hoạt động công đoàn cần lấy nhu cầu hợp pháp, chính đáng của tập thể công nhân, viên chức, lao động làm cơ sở xác định nội dung hoạt động và phương thức tập hợp.
Hoạt động công đoàn phải gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp, nâng cao đời sống người lao động; nội dung hoạt động phải đa dạng, phong phú, kết hợp hài hòa giữa hoạt động chăm lo với bảo vệ, quan tâm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong tập hợp người lao động và tổ chức hoạt động công đoàn.
Lãnh đạo và Công đoàn Công ty Sê San 3A thăm hỏi, tặng quà lực lượng sửa chữa thực hiện dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa Nhà máy Thủy điện Đăkđrinh (huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi)
- Phát động các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt chăm lo phúc lợi, lợi ích, tinh thần cho đoàn viên và người lao động, tạo động lực tăng năng suất lao động
+  Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước thiết thực và rộng khắp trong công nhân lao động vì sự phát triển của doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của người lao động, hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.
+ Thực hiện tốt công tác chăm lo phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và người lao động, tạo động lực làm việc hiệu quả. Thực hiện hiệu quả Chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên công đoàn”, với chủ đề “Mỗi công đoàn cơ sở - Một lợi ích đoàn viên”. Tích cực lựa chọn, thương lượng, ký kết các thỏa thuận hợp tác với đối tác, nhằm mang đến cho đoàn viên, người lao động nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết yếu với chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) phối hợp cùng Hãng hàng không Vietjet Air đã đưa 140 người lao động thuộc Tổng công ty từ Brunei Darussalam trở về nước  an toàn.
- Tham gia phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, kinh phí công đoàn, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch
+ Thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng ngừa tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể và đình công thông qua công tác nắm tình hình, xây dựng đội ngũ công nhân nòng cốt; làm tốt công tác đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
+ Kịp thời phát hiện nguy cơ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công để có các giải pháp kịp thời. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cơ quan chức năng trong giải quyết các cuộc tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể và đình công. Hướng dẫn, hỗ trợ các bên thực hiện đối thoại, hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo đúng quy định.
- Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, kinh phí công đoàn, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch
+ Các cấp công đoàn thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Công đoàn, Nghị định của Chính phủ, các quy định về tài chính công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác tài chính theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý tài chính công đoàn của từng đơn vị.
+ Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ủy ban kiểm tra Công đoàn. Tập trung chấn chỉnh trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong các cấp công đoàn. Thực hiện công khai tài chính theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
+ Thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về xử lý kỷ luật, hoạt động giám sát và tổ chức thực hiện việc xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có vi phạm kỷ luật tài chính.
CĐXDVN
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 2
  • 2
  • 5
  • 7
  • 0
lên đầu trang