Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024 | 10:14

Thứ bảy, 27/04/2024 | 10:14

Tin CĐXDVN

Cập nhật lúc 04:35 ngày 21/08/2020

Các cấp CĐXDVN tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm quan điểm “chống dịch như chống giặc”, không lơ là, chủ quan, hoang mang, dao động, quyết tâm ngăn chặn thành công đợt dịch này; không để dịch lây lan trên diện rộng

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay có nguy cơ lây lan trong cộng đồng và trong công nhân lao động, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngày 21/8/2020, Công đoàn Xây dựng Việt Nam ban hành văn bản số 293/CĐXD-TG chỉ đạo các cấp công đoàn khối trực thuộc tiếp tục chủ động, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và hiến máu tình nguyện.
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm quan điểm “chống dịch như chống giặc”, không lơ là, chủ quan, hoang mang, dao động, quyết tâm ngăn chặn thành công đợt dịch này; không để dịch lây lan trên diện rộng; chống dịch quyết liệt nhưng áp dụng các biện pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống.
- Phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện tốt “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho NLĐ” ban hành kèm theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
- Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi đông người, nơi làm việc, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông, tăng cường hoạt động trực tuyến, hạn chế tập trung đông người không cần thiết.
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động đoàn viên, NLĐ tham gia hiến máu cứu người trong thời gian dịch bệnh Covid-19…
- Tuyên truyền đến toàn thể đoàn viên, CNVCLĐ trong đơn vị về tầm quan trọng và tính bảo mật của ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần - Bluezone trên điện thoại thông minh. Tổ chức “Tuần lễ ra quân” hướng dẫn cài đặt ứng dụng Bluezone ở công đoàn cơ sở, trong đoàn viên, CNVCLĐ bằng các hình thức phù hợp với điều kiện của mỗi đơn vị, từ nay đến hết tháng 8/2020.
CĐXDVN kêu gọi tất cả đoàn viên, người lao động cài đặt ứng dụng NCOVI và Bluezone để chủ động khai báo y tế tự nguyện, theo dõi tình trạng sức khỏe cá nhân và phát hiện, cảnh báo sớm việc tiếp xúc gần với các trường hợp đã nhiễm bệnh (F0) hoặc các trường hợp có tiếp xúc với người nhiễm bệnh (F1, F2).
Hiến máu cứu người góp phần đáp ứng đủ nhu cầu máu cho công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19
(Ảnh: sưu tầm)
“Triển khai nhanh nhất trên phạm vi toàn quốc việc cài đặt ứng dụng Bluezone để phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm”
Đây là kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 02/8/2020 về phòng, chống dịch Covid-19.
Ứng dụng này hữu ích cho mỗi người nói riêng và công tác phòng chống dịch nói chung trên cả nước ở chỗ: khi có một ca nhiễm bệnh được công bố, lịch sử tiếp xúc trong ứng dụng sẽ cho biết bạn đã từng tiếp xúc với người này hay chưa với điều kiện cả hai đều đang dùng Bluezone. Càng nhiều người cài đặt Bluezone càng dễ phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm để khoanh vùng dập dịch, giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Liên quan đến quyền riêng tư của mỗi người, Bluezone bảo mật về dữ liệu. Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên máy của người dùng, không chuyển lên hệ thống. Chỉ khi người dùng trở thành F0 mới cần chia sẻ dữ liệu này cho cơ quan chức năng. Ứng dụng không thu thập dữ liệu về danh tính, số điện thoại và vị trí của những người bạn đã từng tiếp xúc. Mọi người tham gia cộng đồng ẩn danh với những người khác. Chỉ cơ quan y tế có thẩm quyền mới có thể biết những người nhiễm và nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
Phòng chống nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá
Ngày 27/5/2020, Bộ Y tế đã phát hành văn bản số 2194/QĐ-BCĐQG của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Công văn số 1133/BYT-MT ngày 09/3/2020 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá của người lao động).
Trong đó chỉ rõ trách nhiệm của NLĐ khi đến nơi làm việc, tại nơi làm việc, khi kết thúc thời gian làm việc; thực hiện việc tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 cho đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng; tuân thủ và thực hiện đầy đủ nội dung, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; trách nhiệm của người sử dụng lao động, ban quản lý ký túc xá; trách nhiệm của người làm công tác y tế tại cơ sở lao động; việc vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc, ký túc xá; xử trí khi có trường hợp mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng và khó thở tại nơi làm việc, ký túc xá; phân luồng, khử khuẩn và vệ sinh môi trường khi có NLĐ được xác định mắc Covid-19 tại nơi làm việc, ký túc xá; hướng dẫn đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trong đó, văn bản hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, sự kiện tập trung. Đồng thời, văn bản cũng cập nhật các nội dung về những việc người lao động cần làm để phòng tránh mắc Covid-19; những việc người sử dụng lao động, ban quản lý ký túc xá cần làm để phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc; những việc người làm công tác y tế tại cơ sở lao động cần làm để phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc; những việc cần làm khi có trường hợp bị mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng và khó thở tại nơi làm việc, ký túc xá; những việc cần làm khi thực hiện vệ sinh môi trường khử khuẩn tại nơi làm việc và ký túc xá để phòng, chống Covid-19. Cụ thể như sau:
1. HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 KHI TỔ CHỨC HỌP, HỘI NGHỊ, HỘI THẢO, TẬP HUẤN, SỰ KIỆN TẬP TRUNG
A. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
1
Lập danh sách Ban tổ chức, người tham dự họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, sự kiện tập trung đông người (sau đây gọi là sự kiện) với đầy đủ thông tin bao gồm họ và tên, địa chỉ công tác, nơi cư trú và số điện thoại liên hệ.
2
Phòng, hội trường, địa điểm tổ chức sự kiện phải đảm bảo thông thoáng. Ưu tiên sử dụng thông gió tự nhiên, hạn chế sử dụng điều hòa nếu có thể.
3
Sắp xếp các vị trí ngồi cách nhau đảm bảo khoảng giãn cách tối thiểu theo quy định. Nên sắp xếp, đặt biển tên và thông báo trước các vị trí ngồi để khách tham dự chủ động vào vị trí.
4
Kiểm tra thân nhiệt trước khi vào dự sự kiện. Bố trí người mở cửa cho khách tham sự kiện (nếu được).
5
Có biển báo/quy định yêu cầu người tham dự sự kiện: Phải khai báo y tế điện tử; thực hiện đeo khẩu trang theo quy định; rửa tay trước khi vào tham gia sự kiện; không trao đổi hoặc nói chuyện; giữ khoảng cách tối thiểu theo quy định với người khác trong quá trình tham dự sự kiện.
6
Bố trí nơi rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% độ cồn trước khi vào phòng, địa điểm tổ chức sự kiện.
7
Phục vụ giải khát và nước uống tại chỗ cho từng cá nhân tại vị trí đã được sắp xếp trước (nếu có thể).
8
Khuyến khích không giải lao tập trung giữa giờ. Giải lao, nghỉ tại chỗ. Tổ chức tập thể dục giữa giờ tại chỗ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
9
Ăn uống tại sự kiện: Ưu tiên hình thức ăn uống tại chỗ với suất ăn, uống cá nhân. Nếu ăn tập trung phải đảm bảo khoảng cách tổi thiểu theo quy định, ngồi so le, không ngồi đối diện hoặc có vách ngăn giữa các vị trí ngồi. Không nói chuyện, thảo luận trong giờ ăn.
10
Đảm bảo vệ sinh, khử khuẩn môi trường hằng ngày tại địa điểm tổ chức sự kiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế về khử khuẩn tại nơi làm việc. Lưu ý thực hiện khử khuẩn các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc tại phòng họp (mặt bàn, micro, bàn phím máy tính dùng chung, các nút bấm điều khiển,…) sau mỗi buổi làm việc hoặc khi thấy cần. Bố trí đủ thùng đựng rác thu gom rác thải.
11
Bố trí phòng cách ly khi có trường hợp mệt mỏi, ho, sốt, đau rát họng hoặc khó thở trong thời gian tham dự sự kiện và xử trí theo hướng dẫn tại mục VI, Phần I của Hướng dẫn.
12
Bố trí người kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về phòng, chống dịch nêu trên.
B. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM DỰ SỰ KIỆN
1
Tự theo dõi sức khỏe. Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở, hoặc đang thực hiện cách ly y tế theo quy định của Bộ Y tế thì không tham dự sự kiện.
2
Khai báo y tế điện tử.
3
Đeo khẩu trang theo quy định.
4
Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân khi tham dự sự kiện, cụ thể như sau:

- Rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn, đặc biệt trước khi vào phòng họp, trước và sau khi ăn uống.

- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Không khạc, nhổ tại nơi tổ chức sự kiện.

- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay,…

- Chuẩn bị các trang bị cá nhân cần thiết cho thời gian dự sự kiện như khăn giấy, khẩu trang, dung dịch có chứa cồn (ít nhất 60% cồn), bình đựng nước uống,…
5
Hạn chế tụ tập đông người;
6
Đảm bảo khoảng cách khi tiếp xúc với người khác theo quy định.
7
Nếu có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, khó thở phải báo ngay cho Ban tổ chức sự kiện.
8
Tuân thủ đầy đủ hướng dẫn và quy định của Ban tổ chức sự kiện.
2. NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN LÀM ĐỂ PHÒNG TRÁNH MẮC COVID-19
TT
VIỆC CẦN LÀM
Đánh dấu (X) đã làm
I
Trước khi đến nơi làm việc

1
Tự kiểm tra thân nhiệt (đo nhiệt độ), theo dõi sức khỏe bản thân.

2
Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân.


Rửa tay thường xuyên


Súc miệng, họng bằng nước muối 9‰ hoặc nước súc miệng


Ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng


Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã

3
Chuẩn bị các trang bị cá nhân cần thiết cho thời gian làm việc/đi công tác


Nước uống hợp vệ sinh và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh);


Khăn giấy, khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn tay


Quần áo sử dụng riêng khi làm việc, túi đựng rác (nếu cần)…


Tham khảo thông tin về tình hình dịch và các khu vực có nguy cơ lây nhiễm


Cân nhắc trước khi đến các khu vực, địa phương có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 nếu có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,...)


Tìm hiểu thông tin và các biện pháp dự phòng lây nhiễm COVID-19

4
Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì ở nhà hoặc ký túc xá, không đến nơi làm việc và thực hiện như sau:

4.1
Khi ở nhà


Đeo khẩu trang, tự cách ly ở phòng riêng, thoáng khí, giữ khoảng cách với người khác ít nhất 02 mét.


Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.


Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.


Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc, uống nước, bát, đũa,... Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng, không đến chỗ đông người.


Chủ động cập nhật tình hình sức khỏe, kết quả khám cho đơn vị quản lý.

4.2
Khi ở ký túc xá, thông báo với Ban quản lý ký túc xá để thực hiện theo Hướng dẫn tại Mục VI, Phần I và Phụ lục 4 của Hướng dẫn này.

5
Có trong thời gian cách ly tại nhà theo quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19? Nếu có thì nghỉ ở nhà.

II
Tại nơi làm việc

6
Người lao động đeo khẩu trang theo quy định của Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

7
Đảm bảo khoảng giãn cách tại nơi làm việc, hội họp, khi ăn ca của Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Không tụ tập đông người khi nghỉ giữa ca, nghỉ trưa,… Lắp vách ngăn giữa các vị trí làm việc (nếu có thể)

8
Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp.

9
Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân


Rửa tay thường xuyên


Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc mặt trước khuỷu tay.


Bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay với xà phòng.


Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.


Không khạc, nhổ tại nơi làm việc.

10
Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe.


Tập thể dục giữa ca làm việc, tích cực vận động cơ thể.


Ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.


Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay,…

11
Báo cáo với người quản lý hoặc/và người làm công tác y tế thực hiện xử trí theo quy định nếu phát hiện bản thân hoặc người cùng làm việc/khách hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại nơi làm việc hoặc là ca bệnh hoặc ngưởi tiếp xúc vòng 1, hoặc người tiếp xúc vòng 2.

12
Chủ động thường xuyên vệ sinh mặt bàn làm việc, các dụng cụ lao động và vị trí thường xuyên tiếp xúc của cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn. Hạn chế dùng chung các dụng cụ, phương tiện lao động,... nếu có phải vệ sinh các vị trí tiếp xúc bằng dung dịch sát khuẩn trước khi sử dụng.

13
Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc đối với các trường hợp đã hoàn thành việc cách ly y tế hoặc phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 hoặc đã được điều trị khỏi COVID-19.

14
Người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao


Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết.


Đeo khẩu trang đúng cách.


Hạn chế bắt tay, tiếp xúc với khách hàng trong khoảng cách dưới 2m.


Mặc quần áo phòng hộ trong trường hợp phải tiếp xúc với trường hợp nghi nhiễm bệnh (bao gồm cả khẩu trang, kính, mũ, găng tay).


Người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện giao thông sử dụng ứng dụng kết nối chủ động thực hiện đóng mở cửa xe cho khách (nếu có thể).

15
Người lao động đi công tác đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19


Tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác


Rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ho, hắt hơi.


Tránh xa ít nhất 02 mét đối với những người đang ho hoặc hắt hơi.


Khi có các biểu hiện sốt hoặc ho, đau rát họng, khó thở trong khi đi công tác


- Đeo khẩu trang.


- Hạn chế tối đa tiếp xúc với những người xung quanh.


- Thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

III
Kết thúc công việc

16
Dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay

17
Không mặc quần áo, giầy, ủng sử dụng khi làm việc về nhà/ký túc xá/nơi lưu trú.

18
Để quần áo, vật dụng (đối với khẩu trang, găng tay sử dụng nhiều lần) đã sử dụng trong túi kín

19
Giặt sạch quần áo, vật dụng sau mỗi ca làm việc.

20
Trường hợp đi công tác về từ khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19

-
Tự theo dõi các triệu chứng trong 14 ngày và đo nhiệt độ hai lần một ngày.

-
Nếu xuất hiện có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng,khó thở:


+ Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và cách ly theo quy định


+ Đeo khẩu trang.


+ Hạn chế tối đa tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.


+ Thông báo cho người quản lý hoặc/và người làm công tác y tế tại nơi làm việc để thông báo cho những người tiếp xúc gần tại nơi làm việc tự theo dõi sức khỏe và đến cơ sở y tế khi cần thiết.

IV
Thực hiện việc tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch COVID- 19 cho đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng. Không phát tán các thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng.

V
Nghiêm túc thực hiện việc khai báo y tế điện tử tự nguyện và thường xuyên cập nhật thông tin sức khỏe cá nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

VI
Tuân thủ và thực hiện đầy đủ nội dung, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn này và các quy định, yêu cầu của người sử dụng lao động. Tham gia tích cực các hoạt động vệ sinh môi trường, các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại nơi làm việc và tại cộng đồng

3. NHỮNG VIỆC NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, BAN QUẢN LÝ KÝ TÚC XÁ CẦN LÀM ĐỂ PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC
TT
VIỆC CẦN LÀM
Đánh dấu (X) đã làm
1
Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc

2
Thiết lập kênh liên lạc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố hoặc thông qua đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095).

3
Phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá.

4
Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19, kế hoạch phải bao gồm cả phương án xử trí và bố trí phòng để cách ly tạm thời đối với trường hợp người lao động có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở; hoặc là ca bệnh hoặc ngưởi tiếp xúc vòng 1, hoặc người tiếp xúc vòng 2 trong quá trình làm việc hoặc khi đang ở ký túc xá.

5
Rà soát và kiểm tra các vật tư, hậu cần phục vụ phòng, chống dịch như khẩu trang, xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay (chứa ít nhất 60% cồn), vệ sinh môi trường (Chloramine B,...), thùng đựng rác thải,...

6
Phương án xử trí và bố trí phòng riêng để cách ly tạm thời đối với trường hợp người lao động có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở trong quá trình làm việc.

7
Không cho phép người không có phận sự vào khu vực làm việc/ký túc xá

8
Bố trí nhân lực tại cổng ra vào vào đầu ca làm việc để đo thân nhiệt nhanh cho người lao động và thực hiện khử khuẩn (nếu có thể). Đảm bảo khoảng cách giãn cách đối với người lao động tại khu vực cổng ra vào tại thời điểm đầu giờ và khi hết giờ làm việc.

9
Rà soát, sắp xếp và tổ chức công việc tại nơi làm việc để đảm bảo giãn cách theo đúng quy định. Lắp vách ngăn giữa các vị trí ngồi, nếu có thể.

10
Hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị, các hoạt động tập trung đông người trừ trường hợp thực sự cần thiết.

11
Cơ chế cho phép người lao động làm việc tại nhà hoặc bố trí ca làm việc linh hoạt, hội thảo trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội khác, E-mail,…

12
Rà soát khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn


- Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% độ cồn tại các vị trí trước khi vào làm việc, trước và sau khi ăn và tại các khu vệ sinh; tại các vị trí có tiếp xúc chung như: cây ATM, cây uống nước công cộng, máy bán hàng tự động.


- Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy


- Đảm bảo có đủ các trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác vệ sinh, khử khuẩn


Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt 24/24 giờ và đủ nhà vệ sinh theo quy định

13
Tại nơi làm việc phải tiếp xúc với nhiều người


- Cân nhắc lắp đặt hệ thống vách ngăn trong suốt


- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng khẩu trang, găng tay đúng cách


- Cung cấp các dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn tại các khu vực tiếp xúc, giao dịch.

14
Vệ sinh môi trường, khử khuẩn hằng ngày (Bảng kiểm tại Phụ lục 5 của Hướng dẫn này).

15
Tăng cường thông gió, hoặc mở cửa sổ, cửa ra vào, hoặc sử dụng quạt. Thường xuyên vệ sinh hệ thống thông gió, quạt, điều hòa.

16
Đảm bảo an toàn thực phẩm tại nơi làm việc/khu dịch vụ/ký túc xá của người lao động.


Người cung cấp dịch vụ ăn uống phải được kiểm tra, giám sát sức khỏe, đảm bảo các điều kiện vệ sinh, đeo khẩu trang và găng tay khi phục vụ.


Sắp xếp giờ nghỉ giải lao/ăn trưa lệch giờ. Cung cấp suất ăn cá nhân. Tránh tập trung đông người ở căng tin trong một khung giờ, tránh ngồi đối diện, không nói chuyện khi ăn. Ăn xong rời khỏi căng tin ngay, tránh tiếp xúc không cần thiết.


Lắp vách ngăn giữa các vị trí ngồi ăn, đảm bảo khoảng cách khi ăn, bố trí so le.


Bố trí khu vực rửa tay trước và sau khi ăn. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn ngay sau mỗi lượt ăn, uống.


Hạn chế sử dụng tiền mặt để chi trả bữa ăn ca.

17
Đối với phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối, khuyến khích lắp đặt vách ngăn giữa người điều khiển phương tiện và hành khách.

18
Tổ chức đưa đón người lao động phải đảm bảo các quy định sau:


- Số lượng người trên xe đưa đón người lao động thực hiện theo hướng dẫn về quy định giãn cách trên phương tiện giao thông của Bộ Giao thông vận tải.
- Bố trí camera giám sát trên xe (nếu có thể). Khuyến khích thông gió tự nhiên trên phương tiện. Đảm bảo có sẵn dung dịch sát khuẩn tay chứa trên 60% nồng độ cồn.
- Thực hiện đo nhiệt độ cho người lao động và yêu cầu người lao động rửa tay sát khuẩn trước khi lên xe.
- Lập danh sách hoặc quản lý danh sách người lao động đi xe hoặc bằng thẻ.
- Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn xe sau mỗi lần đưa đón.

19
Thông báo, đề nghị các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (thực phẩm, cung cấp suất ăn, vệ sinh môi trường, khử khuẩn…) cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

20
Khi có trường hợp người lao động/khách hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt hoặc ho, đau rát họng, khó thở tại nơi làm việc hoặc là ca bệnh hoặc ngưởi tiếp xúc vòng 1, hoặc người tiếp xúc vòng 2 thì thực hiện theo hướng dẫn tại mục VI và VII Phần I của Hướng dẫn này. Đối với cơ sở lao động có phòng, trạm y tế tại nơi làm việc cần rà soát sắp xếp và thông báo lối đi riêng dành cho người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt, đau rát họng, khó thở đến khám và tư vấn.

21
Tổ chức tập huấn cho tất cả người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh môi trường nơi làm việc, hạn chế tiếp xúc các bề mặt nếu không cần thiết, thực hiện nghiêm các quy định của công ty và của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19. Tổ chức cho người lao động thực hiện khai báo y tế điện tử (app NCOVI hoặc các giải pháp cập nhật) theo quy định của Bộ Y tế

22
Tổ chức thông tin truyền thông, treo, dán các áp phích, phân phát các tờ rơi về phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng (khu vực dùng chung tại nơi làm việc, căng tin, khu vệ sinh, cây ATM), trên phương tiện vận chuyển để người lao động/khách hàng có thể đọc và làm theo.

23
Ban hành các quy định về phòng, chống dịch của đơn vị và có chế tài xử lý các vi phạm nếu người lao động không tuân thủ.

24
Đảm bảo điều kiện và tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung của Hướng dẫn. Bố trí người thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch tại nơi làm việc.

4. NHỮNG VIỆC NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ TẠI CƠ SỞ LAO ĐỘNG CẦN LÀM ĐỂ PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC
TT
VIỆC CẦN LÀM
Đánh dấu (X) đã làm
1
Liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố hoặc thông qua đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống dịch.

2
Đề xuất người sử dụng lao động thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở lao động.

3
Tham mưu cho người sử dụng lao động xây dựng và ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19

4
Tham mưu cho người sử dụng lao động để ra thông báo, hướng dẫn đối với các đơn vị đối tác cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ.

5
Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng, chống dịch cho người lao động và khách hàng (nếu có),tổ chức cho người lao động thực hiện khai báo y tế điện tử (app NCOVI hoặc các giải pháp cập nhật) theo quy định của Bộ Y tế.

6
Đề xuất người sử dụng lao động bố trí và bổ sung trang thiết bị, khẩu trang, xà phòng, dung dịch rửa tay sát khuẩn,… cho bộ phận y tế tại cơ sở lao động; bố trí khu riêng để xử trí khi có trường hợp có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở.

7
Phối hợp với tổ trưởng, người phụ trách các phòng ban, bộ phận an toàn vệ sinh lao động, công đoàn thực hiện kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các tổ, phân xưởng, phòng, ban, nhân viên vệ sinh, khử khuẩn môi trường, các đơn vị đối tác (người cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ,…) thực hiện theo hướng dẫn phòng, chống dịch.

8
Kiểm tra, báo cáo người sử dụng lao động để bổ sung kịp thời vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế theo quy định tại bộ phận y tế.

9
Phối hợp với tổ trưởng, người phụ trách các phòng ban để theo dõi sức khỏe người lao động. Khi phát hiện người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại nơi làm việc hoặc là ca bệnh hoặc ngưởi tiếp xúc vòng 1, hoặc người tiếp xúc vòng 2 thì thực hiện xử trí theo quy định tại mục VI và VII của Phần I Hướng dẫn này. Đối với cơ sở lao động có phòng, trạm y tế tại nơi làm việc cần rà soát sắp xếp và thông báo lối đi riêng dành cho người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt, đau rát họng, khó thở đến khám và tư vấn.

10
Thường xuyên cập nhật, tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc hằng ngày, tuần, tháng.

5. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI THỰC HIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHỬ KHUẨN TẠI NƠI LÀM VIỆC VÀ KÝ TÚC XÁ ĐỂ PHÒNG, CHỐNG COVID-19
TT
VIỆC CẦN LÀM
Đánh dấu (X) đã làm
I
Vệ sinh khử khuẩn tại nơi làm việc

1
Công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chung tại nơi làm việc. Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, phân xưởng, gian bán hàng, các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc cao, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.

2
Vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, điều khiển từ xa, bàn phím máy tính, điện thoại dùng chung nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động, bình nước uống công cộng,… khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày

3
Vệ sinh khử khuẩn khu vực vệ sinh chung 02 lần/ngày

4
Tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Thường xuyên vệ sinh hệ thống thông gió, quạt, điều hòa.

5
Thu gom chất thải và đưa đi xử lý hằng ngày.

II
Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại ký túc xá

5
Đối với nền nhà, bàn ghế, các đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày

6
Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, điều khiển từ xa, nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động, bình nước uống công cộng: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.

7
Đối với khu vực rửa tay, nhà vệ sinh: Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.

8
Tăng cường thông khí tại các phòng trong ký túc xá cho người lao động bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Thường xuyên vệ sinh hệ thống thông gió, quạt, điều hòa.

9
Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại khu vực ký túc xá cho người lao động và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày

6. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI CÓ TRƯỜNG HỢP BỊ MỆT MỎI, SỐT, HO, ĐAU RÁT HỌNG VÀ KHÓ THỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC, KÝ TÚC XÁ
TT
VIỆC CẦN LÀM
Đánh dấu (X) đã làm
1
Thông báo cho cán bộ quản lý nơi làm việc, ký túc xá và người làm công tác y tế tại cơ sở lao động.

2
Cung cấp khẩu trang y tế cho người lao động và hướng dẫn đeo đúng cách.

3
Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 01 mét với những người khác

4
Đưa đến khu vực cách ly đã được bố trí tại cơ sở lao động, ký túc xá.

5
Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến cơ sở y tế khám và điều trị.

6
Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển.

7
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của người lao động đó.

8
Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc/ký túc xá khi cơ quan y tế yêu cầu.


* Yêu cầu đối với nơi cách ly tạm thời tại nơi làm việc, ký túc xá
- Bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc, ký túc xá (nếu có thể).
- Phòng cách ly tạm thời phải đảm bảo: Thoáng khí, thông gió tốt; Hạn chế đồ đạc trong phòng; Có chỗ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng; Có thùng đựng rác có nắp đậy kín; Có khu vực vệ sinh riêng.

CĐXDVN
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 3
  • 0
  • 1
  • 4
  • 8
lên đầu trang