Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024 | 13:08

Thứ bảy, 27/04/2024 | 13:08

Tin tức

Cập nhật lúc 05:35 ngày 19/03/2014

Lựu pháo 105mm và chiến công huyền thoại cùng tướng Giáp

Lựu pháo M2A1 105mm chính là vũ khí hạng nặng đầu tiên của quân đội Việt Minh làm nên những chiến thắng lừng lẫy dưới sự chỉ huy của tướng Giáp.

Có một câu chuyện rất thú vị về một loại vũ khí hạng nặng lần đầu xuất trận tại chiến trường Việt Nam đã góp phần rất quan trọng tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là lựu pháo 105mm.Lựu pháo M2A1 105mm là loại pháo mặt đất hạng nặng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.Tháng 01/1953, Trung đoàn pháo binh mặt đất đầu tiên, đơn vị hỏa lực mạnh nhất của quân đội Việt Minh bí mật về nước từ Trung Quốc.Trung đoàn pháo binh 45 được thành lập với khoảng 20 khẩu lựu pháo 105mm do Trung Quốc viện trợ cùng 4 khẩu chiếm được của quân Pháp.

 
Lựu pháo M2A1 105mm là loại pháo mặt đất hạng nặng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.

Lựu pháo M2A1 105mm là loại pháo mặt đất hạng nặng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.
 
Nguồn gốc của loại pháo viện trợ cho quân đội Việt Minh cũng khá lý thú, ban đầu, số lựu pháo này được Mỹ viện trợ cho quân đội Tưởng Giới Thạch. Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, Tưởng Giới Thạch bị đánh bại, nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, số lựu pháo này được viện trợ cho quân đội Việt Minh.
Loại lựu pháo 105mm này chính là loại M2A1, hay còn gọi là M101A1, loại lựu pháo này được sản xuất vào năm 1941. Lựu pháo M2A1 đã trở thành loại pháo mặt đất chủ lực của quân đội Đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2. Pháo được chế tạo theo công nghệ khá đơn giản nhưng lại cho hiệu quả rất cao.
Pháo có một bộ phận giảm giật bằng khí thủy lực ở phía trên cùng một máng trượt phía dưới để hấp thụ độ giật của pháo khi bắn. Pháo có 2 càng vừa để tăng độ ổn định cho pháo vừa được sử dụng để kéo pháo đi khi hành quân
 
 
Kéo pháo bằng tay vào trận địa, một cuộc hành quân chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chiến tranh thế giới.

Kéo pháo bằng tay vào trận địa, một cuộc hành quân chưa từng có tiền lệ trong lịch sử
chiến tranh thế giới.

Pháo có chiều dài 5,94 mét, nòng súng dài 2,31 mét, rộng 2,21 mét, cao 1,73 mét, trọng lượng chiến đấu 2.260kg. Pháo có góc nâng từ -5 độ đến +66 độ, góc quay ngang của pháo trong khoảng 46 độ. Pháo có tầm bắn tối đa 11.270 mét, có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như: Đạn chất nổ mạnh HEAT dùng để diệt lô cốt, xe thiết giáp, đạn phân mảnh diệt bộ binh, đạn khói đánh dấu vị trí...
Tại Việt Nam, lựu pháo M2A1 105mm xuất trận lần đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được quân viễn chinh Pháp tuyên bố là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Lựu pháo đã được chuyển đến trận địa một cách bí mật theo cái cách gần như chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Để đảm bảo tính bí mật và bất ngờ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, việc di chuyển pháo vào vị trí chiến đấu hoàn toàn được thực hiện bằng sức người. Khẩu lựu pháo nặng hơn 2 tấn được kéo qua những dốc đèo hiểm trở bằng ý chí quật cường của những người lính cụ Hồ.
Kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra để đảm bảo tính chắc thắng của chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi phương án tác chiến ngay trước giờ nổ súng. Những khẩu lựu pháo 105mm lại bí mật tiếp cận vị trí chiến đấu mà quân Pháp tại Điện Biên Phủ không hề hay biết.
Những khẩu lựu pháo 105mm được ngụy trang kỹ càng trong các hầm sâu bên trong lòng núi chỉ nhô mỗi nòng pháo ra ngoài để bắn, bên cạnh đó còn hàng trăm trận địa pháo giả khiến quân Pháp hoàn toàn mù tịt.

Những khẩu pháo được bố trí bên trong các trận địa bí mật như thế này đã khiến pháo binh Pháp tại Điên Biên Phủ phải kinh hồn bạt vía.

Những khẩu pháo được bố trí bên trong các trận địa bí mật như thế này đã khiến pháo binh Pháp
tại Điên Biên Phủ phải kinh hồn bạt vía.

Các trận địa pháo này được bố trí rất nguy hiểm và lợi hại, từ trên cao có khả năng khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại rất an toàn trước pháo binh và máy bay đối phương. Với thế trận hỏa lực này, các khẩu pháo của quân đội Việt Minh chỉ cách mục tiêu 5–7 km, chỉ bằng một nửa tầm bắn tối đa để bắn chính xác hơn, ít tốn đạn và sức công phá cao hơn, thực hiện được nguyên tắc "phân tán hỏa khí, tập trung hỏa lực", từ nhiều hướng bắn vào một trung tâm, ngược lại, pháo binh Pháp lại bố trí ở trung tâm, phơi mình trên trận địa.
Chỉ huy pháo binh tại Điện Biên Phủ Charles Piroth từng vỗ ngực tuyên bố “Việt Minh không thể nào đưa được pháo đến tận đây, nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay” Tuy nhiên, đêm ngày 13/03/1954, toàn bộ quân Pháp tại Điện Biên Phủ nói chung và viên chỉ huy pháo binh tại đây nói riêng đều choáng váng trước đòn tấn công phủ đầu mạnh mẽ của lựu pháo 105mm pháo binh Việt Minh.
Mặc dù lần đầu tiên xung trận nhưng pháo binh Việt Minh lại bắn với độ chính xác rất cao. Những người lính quan trắc tính toán phần tử bắn cho pháo binh thực hiện công việc của mình bằng những phương tiện thô sơ nhất nhưng lại cho kết quả với độ chính xác rất cao, vượt xa những thiết bị quan trắc pháo binh hiện đại khi đó của Pháp.
Pháo binh Việt Minh lần đầu xuất trận đã đóng góp công lao to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Cần nhớ lại rằng dự trữ đạn pháo 105mm trong chiến dịch này chỉ có 15.000 viên. Chiến công của lựu pháo 105mm tại Điện Biên Phủ cho thấy tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc sử dụng hỏa lực mạnh “đúng lúc, đúng chỗ”.

Nguồn: kyvatlichsucand.vn

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 3
  • 1
  • 1
  • 5
  • 3
lên đầu trang