Câu 28
Việc xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ là trách nhiệm của ai?
a. Người sử dụng lao động
b. Công đoàn cơ sở
c. An toàn, vệ sinh viên
Câu 29
Việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ai?
a. An toàn, vệ sinh viên
b. Công đoàn cơ sở
c. Người sử dụng lao động
Câu 30
Việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phải được thực hiện tối thiểu bao lâu một lần?
a. 01 lần/năm
b. 02 lần/năm
c. 03 năm một lần
Câu 31
Bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, sử dụng từ 300 đến dưới 500 lao động phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu gì?
a. Phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp
b. Phải có ít nhất 01 y sĩ
c. Phải có ít nhất 02 người làm công tác y tế trình độ trung cấp
Câu 32
Bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, sử dụng dưới 500 lao động phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu gì?
a. Phải có ít nhất 01 bác sĩ
b. Phải có ít nhất 01 y sĩ
c. Phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp
Câu 33
An toàn vệ sinh viên do ai bầu ra?
a. Do người lao động trong tổ bầu ra
b. Do Ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ định
c. Do quản đốc phân xưởng chỉ định
Câu 34
An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của tổ chức cơ sở hay bộ phận nào?
a. Chi đoàn thanh niên
b. Bộ phận y tế cơ sở
c. Ban chấp hành công đoàn cơ sở
Câu 35
Một trong các phương án dưới đây quy định về nghĩa vụ của an toàn vệ sinh viên. Theo bạn, phương án nào chính xác nhất?
a. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc
b. Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc
c. Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ
Câu 36
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định An toàn vệ sinh viên không có quyền nào sau đây về ATVSLĐ?
a. Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên.
b. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
c. Được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên.
d. Được yêu cầu công đoàn cơ sở trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Câu 37
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng cho an toàn vệ sinh viên như thế nào?
a. Do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
b. Mức tối thiểu phải bằng 10% tiền lương cở sở.
c. Mức tối thiểu phải bằng 10% tiền lương tối thiểu vùng.
d. Mức tương đương với phụ cấp của tổ trưởng tổ sản xuất.
Câu 38
Phụ cấp trách nhiệm cho an toàn vệ sinh viên do ai chi trả?
a. Do Công đoàn cơ sở chi trả.
b. Do người sử dụng lao động chi trả.
c. Do người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở cùng chi trả.
Câu 39
Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2016 quy định thời gian huấn luyện lần đầu cho an toàn, vệ sinh viên (ngoài nội dung đã huấn luyện về ATVSLĐ) được quy định như thế nào?
a. Ít nhất là 4 giờ.
b. Ít nhất là 8 giờ.
c. Ít nhất là 16 giờ.
d. Ít nhất là 24 giờ.
Câu 40
Theo quy định, khi phát hiện vi phạm về ATVSLĐ tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục, an toàn vệ sinh viên có nghĩa vụ báo cáo tổ chức nào?
a. Tổ chức công đoàn
b. Thanh tra lao động
c. Tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động
Câu 41
Khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, người sử dụng lao động phải lấy ý kiến của tổ chức nào?
a. Ban chấp hành công đoàn cơ sở
b. Đoàn Thanh niên
c. Thanh tra lao động
Câu 42
Theo quy định, tổ chức “Đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về ATVSLĐ bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về ATVSLĐ bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.” là tổ chức nào?
a. Tổ chức Công đoàn
b. Đoàn thanh niên
c. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động
Câu 43
Theo quy định, người lao động có quyền rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ, đe doạ đến tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng:
a. Phải báo ngay với người quản lý trực tiếp mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.
b. Phải báo ngay với người quản lý trực tiếp, được trả 50% tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.
c. Phải báo ngay với người quản lý trực tiếp, được trả 30% tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.
Câu 44
Điểm nào sau đây không thuộc nghĩa vụ của người lao động theo quy định?
a. Chấp hành nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
b. Tham gia đoàn điều tra TNLĐ tại doanh nghiệp.
c. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp.
d. Tuân thủ các giao kết về ATVSLĐ trong hợp đồng lao động.
Câu 45
Theo quy định, khi xảy ra nguy cơ gây mất ATVSLĐ tại nơi làm việc thì người lao động phải làm gì?
a. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất ATVSLĐ, hành vi vi phạm quy định ATVSLĐ tại nơi làm việc.
b. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm.
c. Chủ động tham gia ứng cứu khắc phục sự cố, TNLĐ theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 46
Người lao động có trách nhiệm gì dưới đây trong việc bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc?
a. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về ATVSLĐ.
b.Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc.
c. Phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
d. Tất cả các trách nhiệm trên.
Câu 47
Luật ATVSLĐ quy định, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào dưới đây?
a. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
b. Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động, bảo đảm ATVSLĐ.
c. Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện BNN; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN cho người lao động.
d. Tất cả các nghĩa vụ trên.
Câu 48
Để tổ chức cho người lao động tham gia hoạt động cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc, người sử dụng lao động cần phối hợp với ai?
a. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
b. Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở.
c. Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
d. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Câu 49
Trong các đáp án dưới đây, đáp án nào thuộc quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác ATVSLĐ?
a. Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.
b. Phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ.
c. Phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra , giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về ATVSLĐ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 50
Khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động, tổ chức công đoàn thực hiện ngay việc gì sau đây?
a. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, thực hiện các biện pháp khắc phục kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
b. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
c. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, thực hiện các biện pháp khắc phục.
Câu 51
Trong công tác ATVSLĐ, Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm nào sau đây?
a. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác ATVSLĐ.
b. Giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về ATVSLĐ.
c. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về ATVSLĐ trong thỏa ước lao động tập thể.
d. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra TNLĐ và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
e. Tất cả các quyền và trách nhiệm trên.
Câu 52
Thời gian huấn luyện định kỳ về ATVSLĐ đối với người lao động (nhóm 4) bao gồm cả thời gian kiểm tra ít nhất là mấy giờ?
a. 8 giờ
b. 16 giờ
c. 24 giờ
Câu 53
Thời gian huấn luyện lần đầu về ATVSLĐ đối với người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (nhóm 3) bao gồm cả thời gian kiểm tra ít nhất là mấy giờ a?
a. 16 giờ
b. 24 giờ
c. 48 giờ
Câu 54
Thời gian huấn luyện lần đầu về ATVSLĐ đối với người làm công tác an toàn vệ sinh lao động (nhóm 2) ít nhất là mấy giờ bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra?
a. 16 giờ
b. 24 giờ
c. 48 giờ
Câu 55
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì đối với người lao động trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật?
a. Trả đầy đủ tiền lương.
b. Trả 50% tiền lương.
c. Trả lương theo thỏa thuận.
Câu 56
Thành phần đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở bao gồm:
a. Người sử dụng lao động hoặc người đại diện.
b. Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở.
c. Người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
d. Tất cả các thành phần trên.
Câu 57
Theo quy định, khi xảy ra tai nạn chết người, người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn và Cơ quan Công an cấp huyện đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 58
Người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về đến nơi ở được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ khi đảm bảo các điều kiện nào dưới đây?
a. Trong khoảng thời gian hợp lý.
b. Do người gây tai nạn vi phạm Luật giao thông.
c. Trên tuyến đường hợp lý và trong khoảng thời gian hợp lý.
d. Trên tuyến đường hợp lý.
Câu 59
Những trường hợp nào sau đây, người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị TNLĐ?
a. Tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
b. Tai nạn do người lao động sử dụng ma túy.
c. Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
d. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 60
Trường hợp nào sau đây người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động?
a. Người lao động bị TNLĐ do chính họ gây ra.
b. Người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc. hoặc từ nơi làm việc về đến nơi ở do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra TNLĐ.
c. Cả hai trường hợp trên.
Câu 61
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và bị bệnh nghề nghiệp với mức như thế nào?
a. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% khả năng lao động.
b. Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
c. Cả a và b
Câu 62
Người lao động được hưởng trợ cấp một lần từ quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào sau đây?
a. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 60%.
b. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
c. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 35%.
Câu 63
Người lao động được trợ cấp hàng tháng từ quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào sau đây?
a. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 15%.
b. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 16% đến 30%.
c. NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Câu 64
Mức hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp một lần, hằng tháng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động lần đầu được tính như sau:
a. Bằng tổng mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động và mức trợ cấp tính theo số năm, mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN
b. Bằng mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động.
c. Bằng mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Câu 65
Theo Nghị định 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, mỗi người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa bao nhiêu lần?
a. 02 lần
b. 03 lần
c. 04 lần
Câu 66
Theo Nghị định 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, mỗi người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp tối đa bao nhiêu lần trong 01 năm?
a. 01 lần
b. 02 lần
c. 03 lần
Câu 67
Người lao động được Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp khi có các điều kiện nào sau đây:
a. Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp
b. Đã tham gia bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
c. Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp
d. Cả 3 phương án trên
Câu 68
Thời hạn điều tra đối với vụ TNLĐ làm thương nặng một người lao động tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo TNLĐ đến khi công bố biên bản điều tra TNLĐ không quá mấy ngày?
a. 4 ngày
b. 7 ngày
c. 20 ngày
Câu 69
Thời hạn điều tra đối với vụ TNLĐ bị thương nặng từ hai người lao động trở lên, tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo TNLĐ đến khi công bố biên bản điều tra TNLĐ không quá mấy ngày?
a. 4 ngày
b. 7 ngày
c. 20 ngày
Câu 70
Thời hạn điều tra đối với vụ TNLĐ chết người, tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo TNLĐ đến khi công bố biên bản điều tra TNLĐ không quá mấy ngày?
a. 20 ngày
b. 30 ngày
c. 60 ngày
Câu 71
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì đối với người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế?
a. Thanh toán toàn bộ chi phí y tế.
b. Thanh toán 50% chi phí y tế.
c. Thanh toán 70% chi phí y tế
Câu 72
Giới thiệu để người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động là trách nhiêm của ai?
a. Đoàn điều tra tai nạn.
b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
c. Người sử dụng lao động.
Câu 73
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
a. Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
b. Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%.
c. Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
d. Cả a, b và c
Câu 74
Đối với những vụ TNLĐ nặng, người sử dụng lao động ban hành quyết định bồi thường, trợ cấp đối với người bị TNLĐ, BNN trong thời hạn bao lâu kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động?
a. 05 ngày làm việc
b.07 ngày làm việc
c. 10 ngày làm việc
Câu 75
Tiền bồi thường, trợ cấp đối với người bị TNLĐ, BNN phải được thanh toán trong thời hạn bao lâu kể từ ngày người sử dụng lao động quyết định bồi thường, trợ cấp?
a. 4 ngày
b. 5 ngày
c. 6 ngày
Câu 76
Trong trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi người lao động bị TNLĐ, BNN thì người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động các khoản nào sau đây?
a. Bồi thường hoặc trợ cấp theo quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ, BNN và trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
b. Bồi thường hoặc trợ cấp theo quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ, BNN.
c. Bồi thường hoặc trợ cấp theo quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ, BNN và trả 50% khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
Câu 77
Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội?
a. 34
b. 35
c. 36
Câu 78
Hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm TNLĐ bao gồm:
a. Sổ BHXH.
b. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú.
c. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
d. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ.
đ. Bao gồm tất cả giấy tờ trên.
Câu 79
Người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá bao nhiêu năm?
a. 5 năm
b. 6 năm
c. 7 năm
Câu 80
Theo quy định, lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động:
a. Chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
b. Giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
c. Cả a và b
Câu 81
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng các yêu cầu:
a. Phải được sự đồng ý của người lao động; Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng; không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp một số ngành nghề, công việc quy định được làm thêm 300 giờ trong 1 năm.
b. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
c. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp một số ngành nghề, công việc quy định được làm thêm 300 giờ trong 1 năm.
Câu 82
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất mấy giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác?
a. 6 giờ
b. 12 giờ
c. 24 giờ
Câu 83
Theo anh, chị để bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc người sử dụng lao động phải trang bị, cấp phát cho người lao động những gì?
a. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm.
b. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố có hại.
c. Trang bị các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 84
Đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng thì người sử dụng lao động phải có hướng dẫn gì để đảm bảo an toàn?
a. Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về ATVSLĐ và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
b. Biện pháp thi công.
c. Biện pháp an toàn.
Câu 85
Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc gồm các nội dung gì?
a. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về ATVSLĐ của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
b. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
c. Phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất ATVSLĐ, hành vi vi phạm quy định ATVSLĐ tại nơi làm việc.
d. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết TNLĐ, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, TNLĐ theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ. Tất cả các đáp án trên.
Câu 86
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định yếu tố nguy hiểm là gì?
a. Là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
b. Là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
c. Tất cả các đáp án trên.
Câu 87
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định yếu tố có hại là gì?
a. Là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
b. Là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
c. Là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương cho con người trong quá trình lao động.
Câu 88
NLĐ bị TNLĐ, BNN không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 89
Điều kiện NLĐ bị TNLĐ được hưởng trợ cấp phục vụ:
a. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
b. Bị liệt cột sống hoặc bị tâm thần
c. Cả 2 điều kiện trên
Câu 90
Người lao động bị TNLĐ không được hưởng chế độ TNLĐ từ Người sử dụng lao động nếu do lỗi của chính người lao động gây ra đúng hay sai?
a. Sai
b. Đúng
Câu 91
NLĐ bị TNLĐ có mức suy giảm khả năng lao động dưới 5% không được bồi thường, trợ cấp đúng hay sai?
a. Sai
b. Đúng
Câu 92
Trường hợp nào sau đây người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động?
a. NLĐ bị TNLĐ do lỗi Người sử dụng lao động
b. NLĐ bị TNLĐ do lỗi cả người lao động và người sử dụng lao động
c. NLĐ bị TNLĐ do thiên tai, hỏa hoạn
d. Cả 3 trường hợp trên
Câu 93
Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải làm gì?
a. Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm.
b. Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu.
c. Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 94
Khi hoạt động của máy, thiết bị, việc sử dụng vật tư, chất, hoạt động lao động tại nơi làm việc có nguy cơ gây TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng người sử dụng lao động phải làm gì?
a. Ra lệnh ngừng ngay hoạt động.
b. Tiếp tục hoạt động.
c. Hoạt động trong một số trường hợp.
Câu 95
Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc nếu các nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động chưa được khắc phục? Đúng hay sai?
a. Sai
b. Đúng
Câu 96
Quan trắc môi trường lao động phải được thực hiện vào thời điểm nào:
a. Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
b. Thực hiện khi vừa kết thúc ca làm việc
c. Thực hiện vào ngày nghỉ cuối tuần
Câu 97
Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất bao lâu một lần?
a. 01 lần/năm.
b. 02 lần/năm.
c. 03 lần/năm.
Câu 98
Theo quy định của Luật ATVSLĐ năm 2015, khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động, TNLĐ, người lao động phải làm gì?
a. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm
b. Chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố
c. Cả A và B
Câu 99
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất mấy lần cho người lao động làm nghề, công việc bình thường?
a. Một lần.
b. Hai lần.
c. Ba lần.
Câu 100
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi ít nhất bao nhiêu tháng một lần?
a. 3 tháng một lần.
b. 6 tháng một lần.
c. 12 tháng một lần.
Câu 101
Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ thì phải được khám nội dung gì?
a. Phải được khám theo yêu cầu của bác sĩ.
b. Phải được khám chuyên khoa phụ sản.
c. Phải được khám theo nguyện vọng cá nhân.
Câu 102
Khi khám sức khỏe định kỳ, người lao động làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp có được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hay không?
a. Không được khám.
b. Phải được khám.
c. Tùy theo từng điều kiện làm việc.
Câu 103
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trong những trường hợp nào?
a. Trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn.
b. Sau khi bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
c. Tất cả các đáp án trên.
Câu 104
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều kiện, quy mô như thế nào?
a. Phòng khám tư nhân.
b. Cơ sở khám, chữa bệnh bất kỳ, gần nơi làm việc.
c. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
d. Trung tâm nghiên cứu.
Câu 105
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào để điều trị?
a. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
b. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bình thường để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
c. Tất cả các đáp án trên.
Câu 106
Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm nào?
a. Từ thời điểm nhận hồ sơ tuyển dụng.
b. Từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
c. Từ thời điểm người lao động được tuyển dụng.
Câu 107
Quy định đối tượng phải tham gia huấn luyện sơ cứu, cấp cứu gồm những ai?
a. Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
b. Người làm công tác ATVSLĐ.
c. Tất cả các đáp án trên.
Câu 108
Người sử dụng lao động phải bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làm việc gồm các cơ sở vệ sinh nào?
a. Hố tiêu, hố tiểu, buồng tắm, buồng vệ sinh kinh nguyệt, vòi nước rửa tay, nơi để quần áo, nước uống.
b. Buồng ngủ theo khu làm việc.
c. Buồng hút thuốc.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 109
Người lao động khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại nào dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân?
a. Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại; Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu.
b. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động tiềm ẩn mối nguy mất ATVSLĐ; làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra TNLĐ.
c. Làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên biển, trên sông nước, trong hầm sâu, trong không gian hạn chế, trong rừng; làm việc trong núi đá, hang đá.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 110
Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc nào sau đây?
a. Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
b. Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân.
c. Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.
đ. Tất cả các đáp án trên.
Câu 111
Trước khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, người sử dụng lao động phải làm gì?
a. Phải tìm hiểu nhu cầu của người lao động
b. Phải hỏi ý kiến của tổ chức công đoàn
c. Phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật ATVSLĐ để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, cải thiện điều kiện lao động
Câu 112
Phương tiện bảo vệ cá nhân dùng để làm gì? Hãy chọn phương án đúng nhất?
a. Bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật ATVSLĐ tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
b. Bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật ATVSLĐ tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
c. Bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật ATVSLĐ tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
Câu 113
Theo quy định người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện nào?
a. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b. Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây: a) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế; b) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm”.
c. Cả a và b
Câu 114
Theo quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức nào?
a. Mức 1: 10.000 đồng; Mức 2: 15.000 đồng; Mức 3: 20.000 đồng; Mức 4: 25.000 đồng.
b. Mức 1: 13.000đ; Mức 2: 20.000 đồng; Mức 3: 26.000 đồng; Mức 4: 32.000 đồng
c. Mức 1: 15.000 đồng; Mức 2: 20.000 đồng; Mức 3: 25.000 đồng; Mức 4: 30.000 đồng.
d. Mức 1: 20.000 đồng; Mức 2: 25.000 đồng; Mức 3: 30.000 đồng; Mức 4: 35.000 đồng.
Câu 115
Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
a. Tổ chức trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và an toàn vệ sinh thực phẩm.
b. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
c. Cả a và b
Câu 116
Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo cách nào để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định.
a. Cấp hiện vật để người lao động tự bồi dưỡng theo quy định, có danh sách cấp phát và ký nhận của người lao động đồng thời thường xuyên kiểm tra.
b. Phát tiền để người lao động mua hiện vật bồi dưỡng
c. Cả hai phương án trên
Câu 117
Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì?
a. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới
b. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng theo quy chuẩn kỹ thuật.
c. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
d. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Câu 118
Trường hợp NLĐ bị TNLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, người sử dụng lao động phải trợ cấp TNLĐ cho NLĐ trong điều kiện gì?
a. Theo tuyến đường và thời gian hợp lý
b. Do lỗi của người khác gây ra
c. Không xác định được người gây ra tai nạn
d. Tất cả các phương án trên
Câu 119
Thế nào là TNLĐ?
a. TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
b. TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho người lao động có tỷ lệ thương tật từ 5 đến 10%.
c. TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất.
Câu 120
Những công việc nào dưới đây nằm trong Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ?
a. Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại theo quy định.
b. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ.
c. Cả a và b.
Câu 121
Những công việc dưới đây có nằm trong Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ hay không?
a. Làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm.
b. Công việc trên sông, trên biển, trên mặt nước, trên các nhà giàn, lặn, giám thị lặn; chế tạo, đóng, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hầm tàu, phương tiện thủy.
c. Cả a và b.
Câu 122
Những công việc dưới đây có nằm trong Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ hay không?
a. Công việc tiếp xúc bức xạ ion hóa, phóng xạ, hạt nhân; vận hành máy soi, chiếu, chụp có sử dụng bức xạ hạt nhân, điện từ trường.
b. Công việc tiếp xúc điện từ trường tần số cao ở dải tần số từ 3KHz trở lên.
c. Công việc tiếp xúc với thú dữ
d. Phương án a và b.
Câu 123
Những công việc dưới đây có nằm trong Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ hay không?
a. Làm việc với các thiết bị màn hình máy tính bao gồm: kiểm soát không lưu, điều hành, điều khiển từ xa thông qua màn hình.
b. Trực tiếp làm hỏa táng, địa táng
c. Cả a và b.
Câu 124
Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào phải tham dự khóa huấn luyện ATVSLĐ?
a. Người quản lý phụ trách ATVSLĐ,
b. người làm công tác ATVSLĐ,
c. người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
d. Cả a, b và c
Câu 125
Theo Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 Bệnh nghề nghiệp là gì?
a. Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
b. Là sự suy giảm sức khỏe do các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.
c. Là một hiện tượng bệnh lý do các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm trong sản xuất gây ra.
Câu 126
Người lao động làm các nghề, công việc nào sau đây có thể bị bệnh bụi phổi silic?
a. Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
b. Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do.
c. Công việc luyện kim, đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch vật đúc,...).
d. Đẽo và mài đá có chứa silic tự do.
đ. Cả a, b, c, d.
Câu 127
Người lao động làm các nghề, công việc nào sau đây có thể bị bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp?
a. Khoan, đập phá, khai thác quặng hay đá có amiăng;
b. Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng;
c. Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng;
d. Cả a, b, c
Câu 128
Người lao động làm các nghề, công việc nào sau đây có thể bị bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
a. Khai thác, chế biến quặng chì;
b. Thu hồi chì từ phế liệu;
c. Luyện, lọc, đúc, dát mỏng chì và các hợp kim chì;
d. Hàn, mạ bằng hợp kim chì;
đ. Cả a, b, c, d
Câu 129
Người lao động làm các nghề, công việc nào sau đây có thể bị bệnh bụi phổi than?
a. Khai thác mỏ than;
b. Chế biến, nghiền, sàng tuyển, vận chuyển than;
c. Khai thác graphit, sản xuất điện cực than;
d Sử dụng than trong các lò nung, lò luyện, lò hơi;
đ. Cả a, b, c, d.
Câu 130
Người lao động làm các nghề, công việc nào sau đây có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn?
a. Làm việc tại sân bay.
b. Khai khoáng, mỏ, luyện cán thép, cơ khí, xây dựng, dệt.
c. Bộ đội tăng, thiết giáp, pháo binh.
d. Cả a, b, c.
Câu 131
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là:
a. 500 Lux
b. 200 Lux.
c. 300 Lux
Câu 132
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực phòng đánh máy, xử lý dữ liệu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là:
a. 750Lux
b. 500 Lux
c. 300 Lux
Câu 133
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực may, đan sợi nhỏ, thêu móc, thiết kế bằng tay, vẽ mẫu thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là:
a. 700 Lux.
b. 750 Lux.
c. 800 Lux.
d. 850 Lux.
Câu 134
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ tại các cơ sở sản xuất không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
a. 80dBA
b. 85dBA
c. 90dB
d. 95dB
Câu 135
Trong không gian hạn chế, nếu chưa được cấp phép chấp thuận bởi người có trách nhiệm, những ai mới được vào làm việc trong khu vực này?
a. Không ai được phép vào
b. Chỉ người được phân công canh gác không gian hạn chế
c. Người giám sát chỉ huy
Câu 136
Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
a. Chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính)
b. Thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính)
c. Chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược,
Câu 137
Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế có thể là những yếu tố nào?
a. Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da
b. Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ
c. Bức xạ tử ngoại;
d. Cả a, b và c
Câu 138
Những mục nào nằm trong danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định?
a. Khám phụ khoa
b. Sàng lọc ung thư cổ tử cung
c. Sàng lọc ung thư vú
d. Cả a, b và c