Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024 | 10:28

Thứ bảy, 27/04/2024 | 10:28

Thời sự

Cập nhật lúc 03:26 ngày 21/01/2019

Những vấn đề về chính sách BHYT được người lao động quan tâm

Vừa qua, BHXH Việt Nam phối hợp với LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh và báo Lao Động tổ chức chương trình “Tư vấn, đối thoại chính sách BHXH, BHYT” cho gần 1.000 CNLĐ và cán bộ công đoàn (CĐ) đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại đây, các chuyên gia cung cấp nhiều điểm mới trong chính sách BHYT và giải đáp những thắc mắc của NLĐ.
Chính sách BHXH, BHYT với phạm vi phủ sóng toàn dân đang ngày càng trở nên thiết thân với mỗi người, mỗi nhà. Thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHXH, BHYT giúp NLĐ và nhân dân được bảo đảm các chế độ an sinh thiết yếu khi gặp rủi ro, hết tuổi lao động. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHXH, BHYT còn góp phần giúp NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, tận tâm, tận lực cống hiến, góp phần phát triển doanh nghiệp bền vững. Ngoài ra, một số thay đổi mới trong chính sách BHXH, BHYT cũng cần được triển khai đầy đủ, sâu rộng, chi tiết đến đông đảo NLĐ giúp họ nắm rõ về quyền lợi an sinh của chính mình.
Bên cạnh đó, Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 1.12.2018, thay thế Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15.11.2014 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24.11.2014. Theo đó, Nghị định 146 có một số điểm mới cần lưu ý là bổ sung một số đối tượng tham gia BHYT; quy định tham gia theo hộ gia đình; bỏ quy định giao quỹ khám, chữa bệnh (KCB) cho cơ sở KCB (kể cả trạm y tế xã). Thay vào đó là giao tổng mức thanh toán; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí KCB; quy định cụ thể hơn về hợp đồng KCB BHYT.
Bà Hoàng Thị Kim Ngọc - Trưởng Phòng chế độ BHYT, Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, trường hợp chuyển không đúng tuyến là tự đi KCB tại cơ sở KCB không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu (trừ trường hợp đi KCB theo Khoản 4, Điều 22 Luật BHYT); chuyển tiếp đến cơ sở KCB khác: Mức hưởng KCB không đúng tuyến, trừ trường hợp: Cấp cứu; Đang điều trị nội trú, phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn; Tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng.
Về việc sử dụng giấy khám lại, bà Ngọc cho biết, chỉ sử dụng giấy hẹn khám lại khi trước đó người bệnh đã được chuyển tuyến đúng quy định. Bên cạnh đó, đến KCB đúng tuyến, chuyển tuyến tiếp, được hẹn khám lại: Hưởng đúng tuyến. Ngoài ra, đến KCB không đúng tuyến, chuyển tuyến tiếp, được hẹn khám lại.
Là một trong những công nhân có trao đổi rất tích cực tại chương trình, chị Lê Thị Lan - công nhân một Cty trên địa bàn Bắc Ninh đặt câu hỏi: “Trong quyền lợi tham gia BHYT, NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được sử dụng BHYT để tham gia KCB, xin hỏi trường hợp này, NLĐ phải xuất trình những giấy tờ gì? Thủ tục gì? Vì trường hợp này NLĐ không còn thẻ BHYT nữa”.
Các chuyên gia tư vấn: “Bắt đầu kể từ 1.1.2018, người tham gia BHXH sẽ được nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng BHXH theo mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn, ở mức là 700 nghìn đồng. Đối với hộ nghèo tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ 30% mức đóng, cận nghèo được 20%, đối tượng khác được 10%. Tuy nhiên, mức đóng BHXH là 22% nhưng tính trên chuẩn hộ nghèo 22% của 700 nghìn đồng là 154 nghìn đồng, do đó là tính 30%, 25%, 10% là tính trên mức 154 nghìn đồng”.
Ngoài ra, NLĐ còn thắc mắc về thủ tục hưởng chính sách BHYT khi nằm viện, chi trả quỹ BHYT trong thời gian nghỉ thai sản, những trường hợp không được hưởng chi phí KCB BHYT. Qua đó, chương trình tư vấn góp phần nâng cao nhận thức của NLĐ và chủ sử dụng lao động về ý nghĩa của chính sách BHXH, BHYT; giải đáp các thắc mắc của NLĐ phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT; tư vấn cho chủ sử dụng lao động và NLĐ về các nội dung, quy định mà họ chưa nắm rõ.
Theo Báo Lao động
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 3
  • 0
  • 2
  • 2
  • 4
lên đầu trang