Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024 | 02:48

Thứ bảy, 18/05/2024 | 02:48

Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Cập nhật lúc 04:04 ngày 31/03/2014

Kỳ tích của người lính công binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chỉ sau hơn 20 ngày lao động, cả 6 tuyến đường cơ động cho pháo, dài hơn 70km đã hoàn thành phục vụ chiến dịch.

Ngày 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị để nghe Tổng quân ủy báo cáo quyết tâm, kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ. Một trong những vấn đề được Tổng quân ủy kiến nghị với Bộ Chính trị là công tác làm đường và sửa đường vì các tuyến giao thông lên Điện Biên Phủ đều rất xấu.

Trong khi đó, khối lượng vũ khí trang bị, lương thực phải bảo đảm cho mặt trận là vô cùng lớn. Bộ đội Công binh được giao làm nòng cốt phối hợp với các lực lượng khác mở đường lên Điện Biên Phủ. Các chiến sĩ Công binh đã sáng tạo ra cách bắc cầu phao bằng tre nứa, ghép phà chở xe, pháo và bộ binh qua sông, phá bom nổ chậm, phá thác, ghềnh bảo đảm đường cơ động cho chiến dịch.

Trung đoàn Công binh 151 phối hợp với các đại đoàn 312, 316 và Trung đoàn 675… được huy động làm nhiệm vụ mở đường đưa pháo vào trận địa. Chỉ sau hơn 20 ngày lao động khẩn trương, cả 6 tuyến đường cơ động cho pháo, dài hơn 70km đã hoàn thành...

linh cong binh pha duong

Phá đá mở đường phục vụ chiến dịch

Khi trận Điện Biên Phủ kết thúc, đoàn tù binh đi qua những con đường này về trại tập trung, đã nhận xét: 'Riêng với việc làm được những trục đường này, các ông cũng đủ thắng chúng tôi rồi!'.

Bộ đội Công binh còn phối hợp với các lực lượng xây dựng hệ thống hầm hào, công sự, trong đó có sở chỉ huy của Tổng tư lệnh mặt trận.

Hệ thống chiến hào, công sự dài tới hơn 400km. Công binh ta còn tổ chức trận địa kiên cố cho pháo trên các sườn núi và ở những nơi mà quân Pháp không ngờ tới.

Bên các trận địa thật, bộ đội Công binh cùng các đơn vị bố trí các trận địa giả để thu hút, tiêu hao bom đạn địch.

Nhiều nhà quân sự đã ví von hệ thống giao thông hào của quân và dân ta như chiếc thòng lọng, từng ngày, từng giờ thít chặt quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Không chỉ mở đường, xây dựng công sự, trận địa, bộ đội Công binh mà điển hình là Trung đoàn Công binh 151 còn tham gia chiến đấu lập nhiều chiến công trong chiến dịch.

Đặc biệt, bộ đội Công binh đào đoạn đường hầm dài gần 50m, bố trí lượng nổ gần 1.000kg điểm hỏa đánh sập đồi A1 làm hiệu lệnh cho quân ta tổng công kích đợt cuối cùng. Có thể nói hệ thống cầu, đường, hầm hào, công sự trận địa ở Điện Biên Phủ đã cho thấy sự nỗ lực phi thường của quân và dân ta nói chung, bộ đội Công binh nói riêng.

Đây quả thực là một kỳ tích khơi nguồn cho truyền thống của Bộ đội Công binh Anh hùng. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, một viên tướng Pháp đã phải thừa nhận rằng: 'Cái xẻng và cái cuốc của Việt Minh là những vũ khí mạnh không kém gì máy bay và xe tăng'.

linh cong binh pha duong 2

 Phá đường bằng những công cụ hết sức thô sơ.

Phá núi mở đường từ những công cụ thô sơ Chiến tranh đã lùi xa nhưng với bộ đội Công binh vẫn là lực lượng 'làm nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình' khi hầu hết các địa phương vẫn phải chịu hậu quả nặng nề do bom mìn, vật liệu nổ.

Binh chủng Công binh được giao là lực lượng nòng cốt làm nhiệm rà tìm, tháo gỡ bom, mìn còn sót lại, tham gia phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn… Mặc dù có nhiều khó khăn, phức tạp và muôn vàn nguy hiểm, Binh chủng Công binh đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, truyền thống anh hùng.

Những thành tích mà Binh chủng Công binh lập nên đã góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt mới đây, Binh chủng Công binh được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.

Nguồn: ngonluan.vn

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 8
  • 2
  • 1
  • 4
  • 6
  • 6
lên đầu trang