Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ tư, 24/04/2024 | 20:48

Thứ tư, 24/04/2024 | 20:48

Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Cập nhật lúc 03:12 ngày 05/05/2014

Chiến dịch bao vây đường không ở Điện Biên Phủ (P1)

Ta khống chế đường không, chặn đường tiếp vận một cách nhịp nhàng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi lịch sử.

Trung tướng, Tiến sĩ Phương Minh Hòa, Ủy viên TƯ Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (PKKQ), đã phân tích sâu sắc vấn đề này. Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch hiệp đồng binh chủng đầu tiên của Quân đội Việt Nam sau gần 9 năm đương đầu với quân xâm lược Pháp. Trong chiến dịch này, có sự đóng góp quan trọng của Trung đoàn pháo cao xạ 367 - Trung đoàn Phòng không đầu tiên của quân đội ta và cũng là đơn vị đầu tiên của Quân chủng PKKQ. Ta chỉ có một trung đoàn pháo cao xạ 37mm, 5 tiểu đoàn và một số đại đội súng máy phòng không 12,7mm được biên chế trong các đại đoàn bộ binh. Trong khi đó, quân Pháp huy động tới 80% trong tổng số gần 400 máy bay ở Đông Dương với đủ chủng loại.

Bộ đội ta khiêng pháo vào Điện Biên Phủ

Pháp còn được Mỹ viện trợ một số lượng lớn máy bay vận tải hiện đại để thiết lập cầu hàng không từ Hà Nội, Hải Phòng chi viện cho Điện Biên Phủ. Như vậy, xét về thế trận đất đối không, với ưu thế về vũ khí, không quân Pháp - Mỹ hoàn toàn có thể làm chủ bầu trời Điện Biên. Tuy nhiên, trước đòn tiến công mạnh mẽ và thế trận bao vây chặt chẽ từ bốn phía của quân ta, quân Pháp ở cứ điểm Điện Biên Phủ đã rơi vào thế bị động, bị cô lập và khốn quẫn. Lực lượng, vũ khí, trang bị, đạn dược bị tiêu hao không được bù đắp, lương thực, thực phẩm không được cung cấp, thương binh không được cứu chữa kịp thời…

Con đường tiếp tế duy nhất còn lại cho Biên Biên Phủ là đường hàng không, nếu bị ta cắt đứt thì quân địch bị cô lập hoàn toàn. Một mặt, ta đã sử dụng lực lượng đặc công tập kích các sân bay - điểm đầu cầu hàng không của địch vì đây đều là những khu vực được canh gác rất cẩn mật, khó tổ chức đánh phá. Các chiến sĩ đặc công ở Hà Nội, Hải Phòng, đã dày công nghiên cứu để tìm ra quy luật bố trí canh phòng sân bay của địch và phương pháp đột nhập đánh phá sân bay địch. Các trận tập kích của lực lượng đặc công vào các sân bay Gia Lâm, Cát Bi và Đồ Sơn đã gây tổn thất lớn cho địch (hơn 80 máy bay bị phá hủy, nhiều kho xăng dầu và kho bom bị bốc cháy…). Tướng tá và binh lính Pháp hoang mang, trong khi ta tiếp tục dùng pháo binh khống chế các sân bay không cho địch hạ cánh ở Điện Biên Phủ, buộc chúng phải thả dù tiếp tế trên không.

Quân dù của Pháp ở  Điện Biên Phủ

Cùng lúc, bộ binh, công binh thắt chặt hệ thống chiến hào, bao vây thu hẹp phạm vi hoạt động của địch ở tập đoàn cứ điểm, buộc chúng phải co cụm vào trung tâm. Cuốn 'Nhật ký chiến sự' của Jean Pouget, thư ký riêng của Tướng Navarre (Na-va) ghi nhận: 'Ngày 1/4/1954, hơn một nửa số hàng thả rơi ngoài vị trí. Ngày 6/4, hơn mười khẩu pháo không giật 75mm thả xuống Điện Biên, Pháp chỉ thu được hai khẩu, số còn lại coi như làm quà cho Việt Minh. Ngày 9/4/1954, trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả chỉ thu được 6 tấn'.

(còn nữa)

                                                                                                                                                                                             Nguồn: tinngan.vn








Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 0
  • 4
  • 0
  • 8
  • 7
lên đầu trang