Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024 | 01:17

Thứ bảy, 18/05/2024 | 01:17

Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Cập nhật lúc 02:46 ngày 20/08/2013

THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI THẢO LUẬN DỰ THẢO LUẬT VIỆC LÀM: Công nhân nộp bảo hiểm xong, rơi luôn vào diện nghèo


2afc6922c_kyanhnghe3.jpg

Đào tạo nghề tại Trường nghề CĐ. Ảnh: Kỳ Anh 

Liệt kê hàng loạt các khoản mà một người lao động phải nộp trong lương, nào là thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, rồi giờ lại thêm bảo hiểm thất nghiệp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH Ksor Phước lo lắng: “Không khéo nhìn tổng lương có thể thu nhập mức trung bình, nhưng thu xong lại đẩy họ vào nhóm nghèo trong xã hội”. Ông đề nghị phải quy định “tỉ lệ phần trăm tối đa trong phần lương phải đóng góp”.

5 dự án nhưng chỉ 1 cái giếng

Vừa đi giám sát về dạy nghề cho lao động thiểu số, tiếp xúc với DN, người lao động, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH Ksor Phước phản ánh tình trạng có quá nhiều trung tâm dạy nghề, đang phổ biến tình trạng “dạy trùng nghề, dạy nghề tràn lan”, trong khi lương trả cho bộ máy dạy nghề cũng từ ngân sách nhà nước. Tình trạng trùng lặp được Chủ tịch Hội đồng Dân tộc mô tả bằng hình ảnh “qua giám sát, 1 cái giếng thuộc 5 dự án, nhưng trên thực địa chỉ có 1 cái giếng”. Hay “một còn bò, thuộc rất nhiều dự án”.

Ông Phước đặt ra 2 vấn đề: Các DN cần được khyến khích, nhưng “nếu khuyến khích tràn lan thì sẽ mất hết. Trong khi bản chất của dạy nghề thì “dịch vụ rất nhiều trong khi hỗ trợ thì không rõ nét”.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cũng băn khoăn về quy định hỗ trợ DN đào tạo nâng cao kỹ năng nghề vì lý do suy thoái kinh tế. Theo ông, hiện có hàng chục ngàn DN ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Nếu chúng ta hỗ trợ thế này thì Quỹ thất nghiệp chưa chắc đã đảm bảo được. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đề xuất: “Cần có cơ chế kiểm tra giám sát để tránh việc lạm dụng sự hỗ trợ này”.

Về vấn đề chi trả, hỗ trợ người lao động thất nghiệp, theo ông Chính, các huyện đều có cơ quan BHXH và nên để họ chi trả, vừa giảm thủ tục hành chính, vừa đỡ cho người lao động “phải đi rất xa đến cơ quan BHXH”.

Có thể mang quỹ quốc gia đi đầu tư?

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển phân tích, trong dự thảo luật có rất nhiều quy định sự hỗ trợ, với rất nhiều đối tượng từ thanh niên đến người nghèo. Chẳng hạn đối tượng “thanh niên”, hằng năm có tới 1,6 triệu người được “bổ sung” vào diện “thanh niên”. Ông đặt câu hỏi “nhưng như thế, ngân sách nhà nước phải đảm đương bao nhiêu hằng năm?”.

Liên quan đến việc sử dụng Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, thống nhất với quan điểm ngoài việc đóng góp thì quỹ cần phải sinh lời, thậm chí “việc gửi tiền vào các ngân hàng để sinh lời thì thôi cũng được”, tuy nhiên Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách lo lắng việc cho phép đầu tư vào các công trình “do Chính phủ quy định” hay cho vay, thì cần lưu ý. Cho vay dưới hình thức nào? Cho vay phát hành tín phiếu, trái phiếu có được không? Nếu mở rộng quá sẽ không đảm bảo an toàn của quỹ. Thực tế, nhiều khoản đầu tư không hiệu quả đâu - ông nói. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý thì đặt vấn đề với quy định hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp giao cho Bộ LĐTBXH quy định. “Vì sao lại không quy định trong luật? - ông Lý đặt câu hỏi, đồng thời khẳng định, vấn đề này cần minh bạch”. Ông cũng chỉ ra: Luật Việc làm có 21/63 điều, tức 1/3 số điều giao Chính phủ quy định là quá lớn, cần xem lại vì đây là những điều liên quan trực tiếp đến người lao động.

Dự kiến, dự thảo Luật Việc làm sẽ được đưa ra QH vào kỳ họp thứ sáu.

“Doanh nghiệp dịch vụ việc làm hoạt động theo Luật DN, nhưng thực tế có lúc chúng ta không kiểm soát được. Nhiều trường hợp đối tượng trước chúng ta gọi là “cò” đến Sở KHĐT xin cấp phép, xin quỹ và những doanh nghiệp như thế một ngày tìm được 100 lao động thôi đã kiếm được 2 triệu bạc. Vì vậy, cần phải tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này” - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính nói.

Nguồn: laodong.com
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 8
  • 2
  • 0
  • 7
  • 9
  • 1
lên đầu trang