Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ sáu, 17/05/2024 | 07:50

Thứ sáu, 17/05/2024 | 07:50

Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Cập nhật lúc 03:11 ngày 25/07/2013

Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Công đoàn phải hướng mạnh về cơ sở

7f7abfcc6_081105164633380268.jpgCuối tháng 7 này, tại Hà Nội sẽ diễn ra một sự kiện lớn đối với giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là Đại hội công đoàn toàn quốc lần thứ XI. Đây không chỉ là sự kiện lớn của gần 8 triệu đoàn viên công đoàn trên toàn quốc mà c̣n là một sự kiện chính trị quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiệm kỳ 5 năm qua, vai tṛò và vị thế của tổ chức công đoàn đã được thể hiện như thế nào? Đâu là những tồn tại, thách thức của tổ chức công đoàn trong thời gian tới bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động? Những câu hỏi này đã được đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ với phóng viên.

P/v: Thưa ông, trong nhiệm kỳ qua, các cấp công đoàn trên toàn quốc đă có rất nhiều hoạt động sôi nổi. Trên cương vị là Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, theo ông, đâu là những dấu ấn nổi bật?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Trong nhiệm kỳ vừa qua, hoạt động để lại dấu ấn rõ nét của công đoàn là việc tham gia sửa Bộ luật lao động, Luật công đoàn ( sửa đổi), trong đó đề xuất nhiều điểm có lợi hơn cho người lao động cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các cấp công đoàn. Đặc biệt, trong 5 năm qua, hoạt động của Tổ chức công đoàn đáng nghi nhận là việc hướng về cơ sở, tạo điều kiện cho cơ sở hoạt động, chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.  Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ thôi, chẳng hạn như việc công đoàn mua vé xe cho người lao động về quê ăn tết hay tổ chức Tết cho người lao động không có điều kiện về quê thì ở lại, đón một cái Tết đầm ấm, hay như việc thương thảo với người sử dụng lao động để tăng thu nhập cho người lao động…

PV: Thưa ông, trong nhiệm kỳ vừa qua, một trong những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm là những cuộc đình công, nghỉ việc tập thể vẫn diễn ra phức tạp ở nhiều loại hình doanh nghiệp. Theo ông, đâu là nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Tôi nghĩ rằng, trong thời gian vừa qua,  trên cả nước đã diễn ra một số cuộc đình công của công nhân lao động để đ̣òi quyền lợi của ình. Tuy nhiên, so với những năm trước đây thì số lượng các cuộc đình công đã giảm bởi tổ chức công đoàn đă vận động, thuyết phục người chủ sử dụng lao động thực hiện luật pháp tốt hơn. Nếu không có vai tṛò của tổ chức công đoàn thì các cuộc đình công và lãn công sẽ xảy ra nhiều hơn nữa. Những nguyên nhân dẫn đến đình công thì có nhiều, nhưng nguyên nhân cơ bản là người sử dụng lao động chưa chấp hành tốt luật pháp đối với người lao động, phổ biến nhất là không đóng bảo hiểm cho người lao động, sử dụng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động để đưa vào sản xuất kinh doanh. Khi người lao động cần như nghỉ ốm, thai sản thì lại không được bảo hiểm. Một nguyên nhân nữa là việc chậm lương, nợ lương, tăng ca liên tục và việc trả tăng giờ, tăng ca đó không đúng như quy định lao động, tạo nên bức xúc cho người lao động. Hiện nay, không phải tất cả công đoàn cơ sở đều hoạt động tốt. Có những công đoàn cơ sở chưa  mạnh dạn đối thoại với người sử dụng lao động, giải quyết những kiến nghị của người lao động. Cũng có những công đoàn cơ sở ngại ngùng trong công tác đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động cho nên mới có tranh chấp lao động xảy ra. Tuy nhiên, thực tế cũng có trường hợp, công đoàn cơ sở đề nghị người sử dụng lao động đối thoại, tăng lương theo đúng quy trình, đóng bảo hiểm cho người sử dụng lao động nhưng người sử dụng lao động vẫn không thực hiện. Chính vì vậy, hệ thống công đoàn trong thời gian tới sẽ phải nắm rõ hơn luật pháp. Nếu người sử dụng lao động vẫn cố tình vi phạm thì công đoàn sẽ tổ chức các cuộc đình công theo trình tự luật pháp. Có như vậy mới tăng sức mạnh của công đoàn cơ sở .

PV: Để thực hiện Nghị quyết 20 của Ban chấp hành TW Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, thách thức đặt ra đối với phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong thời gian tới là gì, thưa ông?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Theo tôi, thách thức lớn nhất là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tức là tăng cường công tác đào tạo chuyên môn cho người lao động để họ làm ra những sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, đồng thời làm việc với ý thức tổ chức kỷ luật cao, giác ngộ cao. Việc đào tạo kỹ năng lao động, tuyên truyền để người lao động chấp hành tốt luật lao động, đó là khó khăn đặt ra đối với tổ chức công đoàn. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động là vấn đề khó. Muốn vậy, bên cạnh luật pháp và chính sách phù hợp thì việc thực hiện phải thật chặt chẽ và quản lý tốt. Để thực hiện nhiệm vụ này, tổ chức công đoàn phải tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp của mình, đặc biệt là cán bộ ở cơ sở để họ am hiểu luật pháp, có kỹ năng hoạt động, trong đó kỹ năng đối thoại, thương thảo với chủ sử dụng lao động là quan trọng nhất, để làm sao ký cho được các thỏa ước lao động tập thể, có lợi hơn cho người lao động. Do đó, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đóng vai tṛò quyết định cho hoạt động trong nhiệm kỳ tới của tổ chức công đoàn. Khi họ hoạt động hiệu quả thì sẽ tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của người lao động.

P/v: Trong nhiệm kỳ tới, tổ chức công đoàn đặt ra mục tiêu đến hết năm 2018 cả nước có 10 triệu đoàn viên, hơn 90% số đơn vị, doanh nghiệp có từ 30 lao động trở lên thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở. Để đạt được mục tiêu này th́ nhiệm vụ quan trọng nhất là gì?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ này cố gắng phát triển số lượng đoàn viên tăng lên 2 triệu, đưa tổng số đoàn viên trên cả nước lên 10 triệu đoàn viên. Đây là một chỉ tiêu phấn đấu và có khả năng thực hiện. Một trong những vấn đề đặt ra là tất cả các doanh nghiệp có được tổ chức công đoàn thì công đoàn cấp trên cơ sở (cấp quận, huyện) phải tăng cường đến với doanh nghiệp, vận động họ và người lao động để họ thấy được vai tṛò của công đoàn. Đây không phải là một chỉ tiêu quá cao và tổ chức công đoàn sẽ cố gắng thực hiện trong nhiệm kỳ tới. 

PV: Thưa ông, được biết trong nhiệm kỳ tới, công đoàn sẽ dành sự quan tâm nhiều hơn tới hai đối tượng lao động, đó là lao động trên biển và lao động Việt Nam ở nước ngoài. Ông có thể nói rơ hơn nhiệm vụ này?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Chúng ta là một đất nước ven biển, nên ngư dân tham gia đánh bắt cá khá đông. Đa số ngư dân là những người nghèo khó nên vận động ngư dân vào các nghiệp đoàn là điều nên làm để họ đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, thông báo cho nhau về ngư trường cũng như thiên tai, rủi ro. Tổ chức công đoàn trong nhiệm kỳ qua có thí điểm thành lập nghiệp đoàn nghề cá ở Lý Sơn, sau đó nhân rộng ra một số tỉnh thành. Trong nhiệm kỳ tới, tôi nghĩ rằng, mô hình nghiệp đoàn nghề cá sẽ được nhân rộng ra cả nước , sẽ xâu chuỗi lại, trở thành nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam. Đối với lao động Việt Nam ở nước ngoài, trước đây, trong thời bao cấp, chúng ra đều thành lập tổ chức công đoàn, ban cán sự công đoàn ở các nước Đông Âu. Nhưng sau này, do khó khăn về kinh tế nên Chính phủ rút ban cán sự từ các nước về. Tôi nghĩ rằng, trong nhiệm kỳ tới, tổ chức công đoàn Việt Nam tiếp tục kiến nghị với Đảng, Chính phủ VN cho phép thành lập công đoàn ở các nước có đông lao động Việt Nam đang làm việc như Malayxia, Hàn Quốc, Nhật Bản. Có công đoàn, chúng ta sẽ tuyên truyền để người lao động Việt Nam chấp hành tốt luật pháp của các nước sở tại, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, đừng để bị công đoàn bên ngoài lôi kéo.

PV: Thưa ông, trước thềm Đại hội công đoàn toàn quốc lần thứ XI,  tại nhiều cuộc hội thảo, các chuyên gia và những người làm việc trong lĩnh vực công đoàn đều đề nghị nên giữ điều 10 trong Hiến pháp 1992 . Vì vao công đoàn  muốn giữ điều này thưa ông?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Hiến pháp ra đời đã lâu. Ngay từ khi ra đời, Hiến pháp đă có một điều nói về tổ chức công đoàn. Khi Hiến pháp được sửa đổi bổ sung năm 1980, 1992 vẫn giữ nguyên điều 10 về công đoàn ( tất nhiên có sửa đổi, bổ sung). Đây là điều rất phù hợp. Bên cạnh đó, quan điểm sửa đổi Hiến pháp là giữ nguyên những điều đă  ổn định và phát huy hiệu quả, chỉ sửa đổi những điều nào không phù hợp với tình hình mới. Vừa qua, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam có đề nghị bổ sung khoản 2 điều 9, nói về các tổ chức chính trị xã hội trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Những ý kiến này là rất xác đáng. Tuy nhiên, hầu như không có ý kiến nào đ̣i bỏ điều 10 trong Hiến pháp hiện hành bởi trong thời gian tới, đất nước chúng ta tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, lực lượng công nhân ngày càng đông hơn và quan hệ quốc tế rộng rãi hơn. Từ thực tế trên, công đoàn Việt Nam kiến nghị giữ lại điều 10 và bổ sung cho phù hợp.

P/v: Xin trân trọng cảm ơn ông

                                          Theo Tổng Liên Đoàn Lao Động


Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 8
  • 1
  • 3
  • 2
  • 9
  • 5
lên đầu trang