Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024 | 00:02

Thứ bảy, 27/04/2024 | 00:02

Tin TLĐ

Cập nhật lúc 04:49 ngày 25/02/2019

Cần có biện pháp mạnh chống thất thu kinh phí công đoàn

Theo nhiều cán bộ CĐ, hiện nay, việc thất thu kinh phí CĐ 2% còn lớn, gây thiệt hại cho đoàn viên và tổ chức CĐ cũng như uy tín của tổ chức CĐ. Vì vậy, cần có những giải pháp mạnh, đồng bộ, quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng này.
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường (thứ 4 từ trái qua) và các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo. Ảnh: QUẾ CHI
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường (thứ 4 từ trái qua) và các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo. Ảnh: QUẾ CHI
Tập trung cho các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Theo Dự thảo Nghị quyết về công tác tài chính CĐ trong tình hình mới do Tổng LĐLĐVN đang xây dựng, trong giai đoạn 2016-2018, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã chỉ đạo quyết liệt việc thu tài chính CĐ; công tác giao dự toán đã xác định số phải thu kinh phí CĐ 2% đảm bảo đúng Quỹ tiền lương phải đóng BHXH của các DN có tổ chức CĐ cũng như chưa có tổ chức CĐ. Các cấp CĐ thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời nhằm hạn chế thất thu tài chính CĐ; thực hiện thu kinh phí CĐ 2% khu vực sản xuất kinh doanh tập trung qua 1 tài khoản trung gian, sau đó cấp trả tự động cho các cấp CĐ.
Công tác chi tài chính CĐ đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, nguồn kinh phí đã tập trung cho các hoạt động bảo vệ đoàn viên và NLĐ, hoạt động phong trào và các hoạt động chăm lo thiết thực cho lợi ích đoàn viên, nguồn chi tại CĐCS ngày càng tăng, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tổ chức.
Cần chế tài đồng bộ, quyết liệt
Vẫn theo Dự thảo Nghị quyết, tuy số thu tài chính CĐ năm sau cao hơn năm trước nhưng tỉ lệ thất thu kinh phí CĐ 2% còn cao, tập trung nhiều tại khu vực sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực DN chưa thành lập tổ chức CĐ.
Theo Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định Nguyễn Mạnh Hùng, việc thất thu này gây thiệt thòi rất lớn cho tổ chức CĐ, gây ra nhiều hậu quả, như: Kỷ cương, chính sách của Nhà nước bị vi phạm; thiệt hại cho đoàn viên CĐ và tổ chức CĐ; uy tín của tổ chức CĐ bị ảnh hưởng; gây mất công bằng trong các đơn vị thực hiện nghĩa vụ đóng kinh phí CĐ.
Trước tình trạng này, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định đề nghị cần có những chế tài mạnh hơn, đồng bộ và quyết liệt. Theo đó, các cấp CĐ liên quan đến thu kinh phí CĐ cần theo sát tình hình thu và nắm bắt đối với các đơn vị kéo dài để kịp thời thông tin tới các cơ quan chức năng; phải gắn việc nộp kinh phí CĐ với công tác thi đua, đánh giá, xếp hạng DN; đưa những đơn vị vi phạm lên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, cần có quy định về lãi nộp chậm; phạt hành chính với những hành vi vi phạm; với hành động chiếm đoạt, chiếm dụng, sử dụng sai của chủ DN thì phải xử lý hình sự.
Cũng cùng chung với ý kiến trên, Trưởng ban Tài chính LĐLĐ tỉnh Phú Thọ Phạm Tiến Dũng cho rằng, cần có đánh giá rõ hơn về cơ chế xử phạt đối với những trường hợp vi phạm trong công tác thu kinh phí CĐ. Theo ông Phạm Tiến Dũng, mặc dù đã có Nghị định 88/2015/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22.8.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng), nhưng tại Phú Thọ, liên quan đến xử phạt đối với hành vi không đóng kinh phí CĐ vẫn chưa thực hiện được. Trưởng ban Tài chính (LĐLĐ tỉnh Phú Thọ) cũng đề nghị, Tổng LĐLĐVN cần đánh giá rõ hơn về công tác phối hợp giữa các bên trong thu kinh phí CĐ.
Theo Báo Lao động
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 2
  • 6
  • 0
  • 6
  • 1
lên đầu trang