Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024 | 10:19

Thứ hai, 29/04/2024 | 10:19

Tin TLĐ

Cập nhật lúc 02:28 ngày 09/08/2023

Lương tối thiểu vùng năm 2024 sẽ được điều chỉnh như thế nào?

Dự kiến ngày 9.8 tại Quảng Ninh sẽ diễn ra phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thương lượng về lương tối thiểu vùng năm 2024. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chưa ký văn bản gửi phương án đề xuất mức tăng cụ thể sang Hội đồng Tiền lương Quốc gia như các năm trước đây.

Sáng 8.8, trao đổi với phóng viên, ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, trước khi diễn ra phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia, đến thời điểm hiện nay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chuẩn bị tất cả số liệu, trong đó có công bố khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 ; lấy ý kiến của các chuyên gia, cán bộ công đoàn…

“Năm nay, trong bối cảnh cần đưa ra nhiều phương án, chúng tôi không đưa ra phương án cụ thể mà trong quá trình thương lượng, các thành viên của tổ chức công đoàn trên cơ sở thông tin đã chuẩn bị sẽ thống nhất với nhau để đưa ra phương án cụ thể” – ông Quảng chia sẻ.

Ông Quảng cho biết, từ khảo sát về khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023, có những thông số cần quan tâm: Tăng số người lao động không đảm bảo được nhu cầu chi tiêu tối thiểu. Qua đại dịch COVID-19, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao khiến người lao động càng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tiền thuê nhà của người lao động là cao, gần 1,8 triệu đồng/căn hộ, cao hơn so với tính toán trong mức lương tối thiểu. Ngoài ra, tỉ lệ phi lương thực - thực phẩm trong thực tiễn khác xa với tỉ lệ trong tính toán mức lương tối thiểu hằng năm.

Ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Ảnh: Quế Chi
Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Ảnh: Quế Chi

“Đây là 3 thông số chúng tôi nghĩ Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần xem xét để có thương lượng, tính toán phù hợp với thực tiễn” – ông Quảng bày tỏ.

Theo ông Quảng, hiện nay đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Một trong những yếu tố để thương lượng tiền lương là khả năng chi trả của doanh nghiệp. Vì vậy, phải xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng một cách hài hoà, vừa động viên người lao động, tăng năng suất hiệu quả, vừa phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp.

“Đây là yếu tố cần xem xét trong thương lượng lương tối thiểu năm nay để tiền lương thực sự là động lực cải thiện đời sống của người lao động đồng thời để doanh nghiệp phát triển bền vững” – ông Quảng cho biết.

Kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 do Ban Chính sách pháp luật phối hợp với Viện Công nhân và Công đoàn tiến hành trong quý II.2023 cho thấy, chỉ có 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; còn lại 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của họ. Thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu.

Theo Báo LĐ

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 4
  • 3
  • 2
  • 8
  • 0
lên đầu trang