Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:32

Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:32

Tin TLĐ

Cập nhật lúc 01:53 ngày 12/12/2018

Vấn đề quy định chức năng đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức phong trào thi đua qua các bản Hiến pháp

- Vị trí pháp lý và chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp, cụ thể là tại Điều 10, Hiến pháp 1980, theo đó “Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức”.
Vào thời điểm này, chức năng chăm lo đời sống, bảo đảm quyền lợi cho đoàn viên, người lao động đã đặt ra nhưng diễn đạt ở đoạn cuối cùng của điều luật; chức năng giáo dục, quản lý và tổ chức các phong trào thi đua được đề cao, đặt lên hàng đầu.
- Đến Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời kỳ bắt đầu đổi mới đất nước, tại Điều 10 quy định “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nghiên cứu quy định này cho thấy đã có bước phát triển mới về nhận thức khi Hiến pháp coi chức năng chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động là chức năng quan trọng, đặt lên đầu khi diễn đạt về chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
- Điều 10, Hiến pháp 2013 quy định “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Cách diễn đạt này cho thấy, sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhận thức của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về chức năng của tổ chức Công đoàn đã đầy đủ, hoàn thiện hơn, theo đó chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động được đặt lên hàng đầu, là chức năng đặt trưng, cốt lõi, cần được tập trung tổ chức thực hiện cùng với hai chức năng khác được diễn đạt chuẩn mực, chặt chẽ và khoa học hơn.
Trích Tài liệu Học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 2
  • 3
  • 0
  • 4
  • 6
lên đầu trang