Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024 | 04:03

Thứ bảy, 27/04/2024 | 04:03

Tin ngành XD

Cập nhật lúc 07:44 ngày 17/09/2015

Ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 953/QĐ-BXD ngày 14/8/2015 ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 26/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Đề án).

Theo đó, Đề án đề ra mục tiêu đổi mới, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển các lĩnh vực của ngành xây dựng, bao gồm:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý của ngành xây dựng phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập quốc tế; ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm, lĩnh vực chủ yếu của ngành. Trong đó, tập trung ưu tiên hình thành các định chế tài chính nhằm thu hút các nguồn vốn cho thị trường, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đồng thời tạo điều kiện để các thị trường thuộc ngành Xây dựng phát triển ổn định, cạnh tranh bình đẳng, công bằng và minh bạch.

Cụ thể, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng, đảm bảo quy hoạch phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn, có tính toán các nguồn lực thực hiện theo từng giai đoạn; rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch vùng, quy hoạch chung trên phạm vi cả nước, đẩy nhanh tốc độ phủ kín quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng nông thôn.

Bên cạnh đó, Đề án cũng đặt ra mục tiêu tăng cường kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, rà soát điều chỉnh dự án, cơ cấu lại sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển các khu đô thị mới tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các địa phương, bảo đảm các khu đô thị được xây dựng đồng bộ, đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc rà soát, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các đồ án, đề án quy hoạch, đảm bảo quy hoạch các lĩnh vực, sản phẩm được lập phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và nhu cầu khách quan của xã hội, của thị trường.

Về vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, Đề án nêu rõ: Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Có kế hoạch cụ thể nhằm cân đối nguồn lực cho đầu tư phát triển từng lĩnh vực, từng sản phẩm. Ưu tiên đầu tư công cho các lĩnh vực, sản phẩm có khả năng thu hồi vốn thấp hoặc không thể huy động từ nguồn khác để phục vụ nhu cầu cấp bách, thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao điều kiện sống của người dân.

Mặt khác, Đề án khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách, bao gồm: Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển các lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của ngành xây dựng, đặc biệt thúc đẩy thực hiện hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm tạo bước đột phá về huy động nguồn vốn; tập trung lựa chọn các lĩnh vực, dự án ưu tiên để thực hiện thí điểm, trong đó khuyến khích các dự án trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị (như cấp nước, thoát nước, chất thải rắn,...), nhà ở xã hội; hướng dẫn các địa phương xây dựng, cung cấp thông tin đầy đủ về danh mục các dự án đầu tư theo hình thức PPP để xúc tiến đầu tư và xây dựng các chính sách có liên quan.

Cùng với đó là đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng; đổi mới đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế...

Theo Báo Xây dựng

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 2
  • 7
  • 4
  • 0
  • 6
lên đầu trang