Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ năm, 18/04/2024 | 16:01

Thứ năm, 18/04/2024 | 16:01

Kinh nghiệm hoạt động

Cập nhật lúc 04:24 ngày 08/08/2019

Việt Nam tham gia Hiệp định CTTPP: Thách thức đối với tổ chức Công đoàn

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018. Theo đó, Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/01/2019.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được khởi xướng từ 2005 bởi 4 nước. Đây là hiệp định chất lượng cao, toàn diện thực hiện tự do hóa ở cấp độ sâu rộng, điều chỉnh nhiều vấn đề từ thương mại truyền thống (mở cửa thanh toán hàng hóa, dịch vụ, đầu tư); đến các vấn đề ít truyền thống hơn, như: mua sắm CP, DNNN, thương mại điện tử và thương mại phi truyền thống, như: lao động, môi trường, chống tham nhũng trong thương mại, đầu tư…

Sau những họp bàn, TPP đã có tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Về cơ bản CPTPP vẫn giữ nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng trong bối cảnh mới.

Kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn khi tham gia CTTPP- có phạm vi ảnh hưởng tới 40% GDP toàn cầu, được ký. Việt Nam sẽ có thị trường rộng hơn; GDP có thể tăng thêm 8 - 10% đến năm 2030, thậm chí nhiều hơn. Đây là cú hích lớn cho Việt Nam nhưng cũng đem lại áp lực cho nhà sản xuất trong nước. Tham gia CTTPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn. Dòng vốn từ nhiều nước thành viên CTTPP có trình độ phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý, hay các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế, tiềm năng về nông nghiệp. Gia nhập CTTPP, Việt Nam sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước thành viên, nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất trên phạm vi toàn cầu…

Toàn cầu hóa, quyền lợi của người lao động (NLĐ) ngày được coi trọng. NLĐ trực tiếp làm ra hàng hóa, dịch vụ trong thương mại quốc tế nên phải được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả. Những tiêu chuẩn lao động quốc tế được đề cập trong Hiệp định CTTPP chính là các tiêu chuẩn lao động cơ bản được nêu tại Tuyên bố 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) gồm: Tự do hiệp hội và quyền Thương lượng tập thể; Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc; Xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em; Xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc.

Chính thức tham gia TPP đặt ra nhiều vấn đề cho phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn hiện nay. Quyền tự do lập hội của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với các công ước của ILO. Việt Nam và tất cả các nước tham gia hiệp định có nghĩa vụ tôn trọng và thực thi. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều này, trước tiên phải đồng bộ hệ thống pháp luật. Quốc hội cần sớmban hành luậtvề lập hội và sửa đổi Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn (CĐ) cùng các văn bản liên quan. Tổ chức CĐ phải nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh, phải đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo NLĐ và thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện, bảo vệ.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam đã quy định đầy đủ về các tiêu chuẩn lao động và cơ bản là phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO và cam kết trong TPP. Việc thực hiện các cam kết về lao động trong TPP cũng chính là tiếp tục thực hiện các quy định của ILO mà Việt Nam là thành viên. Những vấn đề liên quan đến lao động và CĐ (quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể) cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các cam kết.

Sau 30 năm đất nước đổi mới, hoạt động trong cơ chế thị trường, tổ chức CĐ đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý. Trong đó có bài học “phải làm sao để hoạt động CĐ ngày càng hấp dẫn, thu hút NLĐ tự giác gia nhập CĐ”. Muốn NLĐ thấy tổ chức CĐ cần thiết cho đời sống, việc làm của họ thì phải đại diện, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Hoạt động CĐ phải hướng đến mục đích bảo vệ việc làm của NLĐ, làm sao để NLĐ được trả công xứng đáng, được lao động trong môi trường tốt, được chăm lo đời sống văn hóa tinh thần... Điều này chỉ riêng có ở tổ chức CĐ Việt Nam.

Theo cam kết, Việt Nam có thời gian chuẩn bị là 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực (tức là khoảng 7 năm kể từ khi ký Hiệp định), các tổ chức của NLĐ ở cấp cơ sở có thể gia nhập hoặc cùng nhau thành lập tổ chức của NLĐ ở cấp cao hơn như cấp ngành, cấp vùng theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định công khai, minh bạch. Tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức của NLĐ ở cấp cao hơn này cũng phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với các quy định của ILO.

Với sự xuất hiện của 2 tổ chức đại diện trong một DN, dĩ nhiên tổ chức nào làm tốt hơn vai trò đại diện sẽ thu hút NLĐ về phía mình. Như vậy trình độ, kiến thức, bản lĩnh và kỹ năng hoạt động của đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở sẽ đóng vai trò then chốt, quyết định đến uy tín của tổ chức. Để tạo dựng uy tín với NLĐ, bên cạnh sự hỗ trợ của CĐ cấp trên, tự thân đội ngũ cán bộ CĐ phải rèn luyện bản lĩnh, nâng cao kỹ năng hoạt động, trong đó ưu tiên hàng đầu là thương thảo, hòa giải.

Theo Báo XD

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 3
  • 2
  • 1
  • 6
  • 5
lên đầu trang