Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024 | 07:45

Thứ năm, 25/04/2024 | 07:45

Kinh nghiệm hoạt động

Cập nhật lúc 08:07 ngày 11/12/2013

Các giải pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã đề ra mục tiêu phương hướng hoạt động Công đoàn trong 5 năm (2008 – 2013) là: (tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, dùng cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên công nhân viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước).

Theo mục tiêu phương hướng đó, những hoạt động của Công đoàn cơ sở phải được quan tâm với đích cuối cùng là xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Việc xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng đoàn viên và công nhân viên chức, lao động mà còn góp phần xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, xây dựng Đảng vững mạnh, xây dựng cơ quan đơn vị văn hoá.

Xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh là thực hiện đầy đủ các nội dung, phương pháp, biện pháp của Công đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cấp trên giao và đáp ứng yêu cầu nguyện vọng đoàn viên ở cơ sở. Đó là một công việc khó khăn đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp. Sau đây là một số nội dung cần trao đổi:

1- Giải pháp về tổ chức:
Một tổ chức mạnh phải mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hai yếu tố này luôn bổ sung thúc đẩy lẫn nhau.
Trước hết Ban chấp hành phải được kiện toàn. Có quy chế phân công công việc rõ ràng cho từng u?
viên để các uỷ viên phát huy khả năng của mình và giúp cho đồng chí Chủ tịch lãnh đạo Ban chấp hành hoàn thành nhiệm vụ, cũng tiện cho việc đánh giá cán bộ, bình xét thi đua Ban chấp hành phải thực hiện sinh hoạt thường kỳ hoặc đột xuất theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Các nội dung công việc phải được ghi chép và khi đã thành nghị quyết thì thực hiện.
Công tác phát triển đoàn viên phải thường xuyên quan tâm. Luôn tập hợp thu hút công nhân lao động vào trong tổ chức Công đoàn. Trước khi công nhân lao động tham gia Công đoàn phải được tuyên truyền và ký đơn gia nhập. Các tổ Công đoàn sinh hoạt thường kỳ thực hiện công tác và phân công đoàn viên giúp đỡ lẫn nhau, làm tốt công tác thăm hỏi, động viên khi đoàn viên có việc vui, buồn.

2- Giải pháp về tài chính.
Công tác tài chính Công đoàn thực hiện theo quy định của Tổng liên đoàn và Bộ tài chính hướng dẫn. Tổng kinh phí hoạt động bằng 1,7% tổng quỹ tiền lương (Trong điều kiện 100 % công nhân lao động là đoàn viên) vì vậy chưa thể đáp ứng đủ cho hoạt động của Công đoàn. Để có nguồn tài chính, các công đoàn cơ sở cần quan tâm:
- Đề nghị cơ quan chuyên môn trích đủ kinh phí  theo quy định.
- Đề nghị Cơ quan chuyên môn hỗ trợ khi cần thiết.
- Thu đủ đoàn phí Công đoàn.
- Thực hiện gây quỹ bằng lao động, tận dụng phế liệu, đăng ký đảm nhận các phần việc hoặc công trình để lấy tiền gây quỹ.
-Tranh thủ sự ủng hộ của các chuyên gia, cá nhân…
ĐIều cần quan tâm là phải xây dựng các quy chế để chi tiêu cho phù hợp như quy chế thăm hỏi; phân chia tài chính cho các hoạt động phong trào phù hợp tránh việc dồn vào một vài việc, khi hết tiền thì không thực hiện được việc khác.
Ngay từ đầu năm phải có dự toán chi tiêu để đảm bảo được các công việc, dựa theo quyết định 1375/ QĐ- TLĐ ngày 16-10/2007 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành quy định về nội dung và phạm vi thu-chi ngân sách Công đoàn cơ sở.
Cũng cần phân biệt rõ: Quỹ Công đoàn không chi cho thăm quan du lịch không chi cho các ngày lễ tết. Phần này đề nghị cơ quan chuyên môn chi. Công đoàn chỉ chi hỗ trợ hoặc chi theo nội dung hoạt động Công đoàn.
Cần vận động đoàn viên xây dựng thêm các quỹ như quỹ tình nghĩa, quỹ vì phụ nữ khó khăn… Để hỗ trợ cho phần chi của quỹ Công đoàn.
Hàng năm phải có quyết toán và thông báo công khai.

3- Giải pháp hoạt động phong trào.
Hoạt động các phong trào là các hoạt động mang tính xã hội, đáp ứng nhu cầu tham gia và hưởng thụ của đoàn viên, gắn kết mặt xã hội của các đoàn viên, thực hiện theo yêu cầu của cấp trên và yêu cầu nguyện vọng của đoàn viên ở cơ sở.
Các hoạt động phong trào cần phải được xây dựng kế hoạch thực hiện một chi tiết, có thời gian, đIều kiện vật chất và những người thực hiện.
Khi gặp khó khăn cần tìm biện pháp và giải thích, động viên đoàn viên thực hiện, tránh trường hợp dễ làm, khó bỏ, không thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao. Cũng tránh trường hợp người lãnh đạo thích phong trào nào thì tổ chức phong trào đó mà không quan tâm tạo sân chơi mới cho đoàn viên, đáp ứng nguyện vọng của các đoàn viên khác. Có thể liên kết, giao lưu với các đơn vị bạn trong phong trào văn hoá thể thao để mở rộng quan hệ…
Trong hoạt động phong trào cần chú ý cơ sở kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng động viên.

4- Các giải pháp mang tính tổng hợp.
Để xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh các cấp trên cần phải cung cấp cho cơ sở đầy đủ văn bản để thực hiện.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở và đặc biệt là Chủ tịch, phó chủ tịch Công đoàn cơ sở phải nghiên cứu văn bản để thực hiện.
Làm tốt công tác lưu trữ tài liệu để có tài liệu sử dụng cho các khoá sau, các cá nhân sau.
Cơ sở phải có hệ thống văn bản sổ sách để hoạt động: Sổ nghị quyết, sổ công văn, sổ quỹ… Sổ quản lý đoàn viên...
Phải xây dựng được các quy chế cần thiết để hoạt động:
Quy chế quan hệ với cơ quan chuyên môn, quy chế hoạt động của Ban chấp hành, quy chế thăm hỏi đoàn viên…
Chú ý công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Cán bộ là gốc của phong trào. Cán bộ nào phong trào ấy. Mỗi cán bộ công đoàn cần có một cuốn sổ công tác của công đoàn ngành để có kiến thức hoạt động.
Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng (nếu có), sự giúp đỡ tạo điều kiện của cơ quan chuyên môn, sự hướng dẫn của Công đoàn cấp trên, sự ủng hộ của đoàn viên cơ sở để thực hiện nhiệm vụ.
Làm tốt chức năng nhiệm vụ Công đoàn theo pháp luật quy định. Xây dựng mối quan hệ hài hoà với cơ quan chuyên môn và người lao động. Đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển và đảm bảo quyền và lợi ích người lao động./.

 

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 0
  • 9
  • 6
  • 9
  • 3
lên đầu trang