Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 20/04/2024 | 02:52

Thứ bảy, 20/04/2024 | 02:52

Kinh nghiệm hoạt động

Cập nhật lúc 09:56 ngày 28/12/2020

Giải pháp để công tác thành lập tổ chức công đoàn, phát triển đoàn viên khu vực ngoài nhà nước đạt hiệu quả tại CĐ ngành Xây dựng TT Huế

I. Đặt vấn đề:
Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh và phát triển đoàn viên là hai nhiệm vụ gắn bó hữu cơ, có sự tác động mật thiết qua lại với nhau. Nếu như phát triển đoàn viên là tiền đề để nâng cao chất lượng, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, thì tổ chức công đoàn vững mạnh, hoạt động hiệu quả sẽ là động lực hấp dẫn để thu hút người lao động đến với công đoàn ngày càng nhiều hơn và ngược lại. 
Bên cạnh đó, khi nước ta thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và tham gia vào các Hiệp định thế hệ mới (EVFTA), có thể sẽ có tổ chức đại diện NLĐ khác đứng cạnh tổ chức CĐ Việt Nam thì việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong các Doanh nghiệp, đi đôi với củng cố, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn là nhiệm vụ sống còn, cấp thiết của tổ chức CĐ trong giai đoạn hiện nay.
Đối với địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong lĩnh vực xây dựng khá phát triển thì nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh trở nên quan trọng và cấp thiết. 
Theo đánh giá chung, hoạt động công đoàn các cấp của ngành Xây dựng tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Công tác xây dựng công đoàn vững mạnh được chỉ đạo triển khai khá toàn diện. Nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng được việc tập hợp công nhân, viên chức, lao động gia nhập tổ chức công đoàn và tham gia hoạt động của CĐCS, từng bước thích ứng với chuyển đổi của các loại hình đơn vị, doanh nghiệp. 
 Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, đó là: công tác vận động thành lập công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước còn khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; thu kinh phí công đoàn ở doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chưa đạt yêu cầu; chất lượng hoạt động của CĐCS một số nơi, một số loại hình còn hạn chế, chưa đúng thực chất; một số CĐCS khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động có nơi còn hạn chế.
II. Giải quyết vấn đề:
Vì vậy, vấn đề xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, phát triển đoàn viên luôn là nhiệm vụ hàng đầu được Công đoàn ngành Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế nghiêm túc triển khai thực hiện hàng năm. Và trên thực tế, đã đạt được những thành quả đáng kể. Tính đến giữa nhiệm kỳ qua, số CĐCS được thành lập cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra, số đoàn viên giữ ổn định so với đầu nhiệm kỳ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp công đoàn trong ngành Xây dựng tỉnh đã phải vượt qua những rào cản khó khăn không nhỏ. Đó là sự hiểu biết của người lao động về tổ chức công đoàn còn nhiều hạn chế, sự thiếu hợp tác của người sử dụng lao động đã làm cho hoạt động của tổ chức công đoàn càng khó khăn thêm. Để tháo gỡ những khó khăn này, các cấp công đoàn đã thực hiện thành công các giải pháp sau :
1.Trước hết, các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cấp trên cơ sở phải tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp ủy, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền; đồng thời, làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy trong lãnh, chỉ đạo hoạt động công đoàn nói chung, công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS nói riêng. Lãnh đạo Công đoàn ngành phải xây dựng được mối quan hệ tốt với các phòng ban chuyên môn có liên quan, nhờ họ cung cấp danh sách các doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, số lao động, số người tham gia bảo hiểm xã hội ở từng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, qua đó có hướng giải quyết cụ thể ở từng doanh nghiệp. Đồng thời, sắp xếp cử cán bộ có kinh nghiệm, có uy tín, am hiểu pháp luật về lao động, công đoàn, có kiến thức về xã hội và kỹ năng giao tiếp để tiếp cận, làm việc với chủ doanh nghiệp (nơi có đủ điều kiện nhưng chưa thành lập CĐCS) và người lao động để tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập tổ chức công đoàn, thành lập CĐCS đảm bảo thực hiện đúng quy trình và thủ tục theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Mặt khác, khi tiếp cận người lao động để tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, cán bộ công đoàn cần chuẩn bị đề cương tuyên truyền, vận động với nội dung cô đọng, diễn đạt dễ hiểu, nhất là quyền và nhiệm vụ của đoàn viên, trong đó nhấn mạnh vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của người đoàn viên công đoàn. 
2. Đa dạng hóa phương thức phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, trong đó cần đổi mới cách tiếp cận, nội dung và phương thức tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp) ủng hộ, tạo điều kiện để phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; xây dựng nhóm công nhân, lao động nòng cốt để bồi dưỡng kiến thức về công đoàn và vận động họ gia nhập tổ chức công đoàn. Đồng thời, làm nòng cốt tuyên truyền, vận động số công nhân, lao động tại doanh nghiệp gia nhập công đoàn và thành lập CĐCS tại doanh nghiệp; từng bước đổi mới quy trình vận động thành lập CĐCS trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (theo Khoản 1, Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam) theo hướng tăng cường sự chủ động của người lao động trong việc thành lập CĐCS
Thường xuyên theo dõi, cập nhật nắm bắt đầy đủ việc thành lập, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Những doanh nghiệp nào hoạt động ổn định nếu chưa có tổ chức Công đoàn thì gửi Thông báo đề nghị trích nộp kinh phí Công đoàn theo quy định tại Nghị định 191/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, cần phân loại DN trên địa bàn để xác định cho được những doanh nghiệp nào đủ điều kiện thành lập CĐ để các buổi làm việc đem lại hiệu quả cao…
3. Khi đã thành lập được CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS hoạt động, đây là vấn đề rất quan trọng vì CĐCS có hoạt động tốt theo chức năng, nhiệm vụ thì mới thu hút được đông đảo người lao động gia nhập công đoàn (nếu họ chưa là đoàn viên) và người sử dụng lao động cũng thấy được lợi ích thiết thực khi có tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp họ sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động. Các tổ công đoàn được sắp xếp gắn liền với từng tổ sản xuất, các chuyền, các bộ phận chuyên môn... Lấy tổ công đoàn là nơi trực tiếp truyền đạt thông tin đến với đoàn viên và phản ánh những tâm tư nguyện vọng của công nhân lao động đến với tổ chức công đoàn. Trên thực tế, nhờ vậy, mà công đoàn cơ sở đã cùng với chuyên môn kịp thời giải quyết những yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của người lao động, giữ được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong từng doanh nghiệp. Trong hoạt động, Công đoàn phải đảm bảo tính công khai, minh bạch giữa quyền lợi và trách nhiệm của đoàn viên, đồng thời, phát huy tinh thần dân chủ và đề cao tính tự nguyện của người lao động khi gia nhập vào tổ chức công đoàn. 
4. Chú trọng công tác tuyên truyền trong công nhân, lao động về tổ chức công đoàn, về pháp luật lao động và các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Công đoàn đã hướng dẫn cho người lao động về việc ký kết hợp đồng lao động, tránh vi phạm pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động …; công đoàn đã công khai các quyền lợi, mà công đoàn đã dày công thương lượng, để có được cho người lao động thông qua việc ký kết thoả ước lao động tập thể. Công đoàn đã phát động thi đua trong lao động sản suất, cải tiến thiết bị, máy móc, hợp lý hoá trong lao động, sản xuất … đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nâng cao được thu nhập cho người lao động.; công đoàn cũng đã phát động những đợt quyên góp giúp đoàn viên gặp tai nạn, khó khăn đột xuất, hỗ trợ nhà “Mái ấm công đoàn” cho những gia đình đoàn viên nghèo … Công đoàn các cấp đã rất chú trọng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh trong công nhân lao động, đã phần nào bù đắp được sự thiếu thốn về đời sống tinh thần vốn có của người lao động ở các doanh nghiệp. Từ đó người lao động sẽ tin tưởng và tự nguyện vào tổ chức công đoàn ngày càng nhiều, vị thế và vai trò của công đoàn tại các doanh nghiệp được khẳng định.
5. Phải tạo được sức mạnh tổng hợp, đồng bộ để phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn. Phải bố trí cán bộ công đoàn có kinh nghiệm trong thuyết phục, tuyên truyền, đàm phán, hiểu biết sâu sắc về người lao động và nghiệp vụ công đoàn thực hiện vận động, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Phải tích cực tuyên truyền để chủ doanh nghiệp hiểu được vai trò của tổ chức công đoàn trong xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh và xây dựng mối quan hệ lao động  hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp đồng thời phải làm cho người lao động hiểu rõ những lợi ích thiết thực được mang lại khi gia nhập vào tổ chức công đoàn.
Trong các hội nghị Ban chấp hành mở rộng định kỳ, các mô hình tốt, các hoạt động từ thực tiễn mang lại hiệu quả cao đều được chia sẻ và phổ biến rộng rãi. Từ đó, sẽ góp phần nhân rộng ra nhiều nơi rất có hiệu quả; uy tín của tổ chức công đoàn nhờ đó mà ngày càng được nâng cao trong từng doanh nghiệp, trong cộng đồng và xã hội. 
III. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị đề xuất:
 - Điều lệ của Công đoàn Việt Nam cần quy định rõ hơn những quyền lợi thiết thực của người đoàn viên; có sự khác biệt rạch ròi về quyền lợi của người đoàn viên và người lao động chưa phải là đoàn viên.
- Cần tập trung khảo sát doanh nghiệp, lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn, làm cơ sở xây dựng kế hoạch cụ thể về phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Đa dạng hoá phương thức vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS gắn với chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động CĐCS. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động CĐCS, đặc biệt là CĐCS khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Công tác theo dõi, đánh giá CĐCS phải đảm bảo dân chủ, khách quan và thực chất. Thường xuyên rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy CĐCS, kịp thời kiện toàn cán bộ ở những nơi có thay đổi, biến động; Chỉ đạo công đoàn cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho đoàn viên, người lao động, kịp thời kiến nghị, đề xuất, bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động.
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh, sự hỗ trợ của chính quyền và chuyên môn, sự tham gia tích cực của người lao động, người sử dụng lao động vào quá trình vận động thành lập CĐCS. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền, chuyên môn cùng cấp, các ngành chức năng để triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Công đoàn về thành lập CĐCS, về công tác tài chính công đoàn.
- Cần ban hành cụ thể những cơ chế, chính sách nhằm động viên cán bộ làm công tác công đoàn tại các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, nhất là cơ chế bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công đoàn khi đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Lê Văn Tùng, Phó chủ tịch Công đoàn Xây dựng TT Huế


Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 4
  • 9
  • 8
  • 2
  • 5
lên đầu trang