Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ tư, 24/04/2024 | 04:14

Thứ tư, 24/04/2024 | 04:14

Tin CĐXDVN

Cập nhật lúc 11:19 ngày 12/05/2023

Cơ quan CĐXDVN: phổ biến một số nội dung dự kiến thay đổi trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Ngày 08/5, Cơ quan Công đoàn Xây dựng Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến một số nội dung dự kiến thay đổi trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Thủy Lệ, Chủ tịch CĐXDVN, Thủ trưởng Cơ quan; các đồng chí Phó Chủ tịch CĐXDVN cùng cán bộ, công chức, nhân viên Cơ quan CĐXDVN.
Đồng chí Trần Thị Thu Phương, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động CĐXDVN truyền đạt các nội dung tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Thu Phương, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động CĐXDVN - báo cáo viên Hội nghị cho biết: việc xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới; yêu cầu từ việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Ngoài ra, việc xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) còn xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Về tiến độ đến nay: ngày 13/2/2023, Tổng Liên đoàn có Tờ trình số 69/TTr-TLĐ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi); ngày 6/4 và 13/4/2023, Tổng Liên đoàn tổ chức Hội thảo để lấy ý kiến về Hồ sơ đề nghị Luật Công đoàn (sửa đổi) tại 2 miền; ngày 10/4/2023, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch TLĐ trình bày tờ trình đề nghị  xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi); ngày 10/4/2023 Ủy ban TVQH tán thành và đề xuất của TLĐ, đưa vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2024, trình QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (dự kiến tháng 5/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (dự kiến tháng 11/2024). Có hiệu lực năm 2025. Theo kế hoạch thì Luật Công đoàn (sửa đổi) đưa vào chương trình xây dựng năm 2020, Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, thông qua kỳ họp thứ 11 (3/2021) của QH khóa 14. Tuy nhiên, do bị gián đoạn bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân dịch Covid-19 nên đến nay đã khởi động lại.
Trước đó, trong quá trình triển khai thực hiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã xây dựng nhiều văn bản chỉ đạo; thành lập 3 đoàn khảo sát, đánh giá tình hình 10 năm thực hiện Luật Công đoàn tại 13 tỉnh, thành phố, các Công đoàn ngành Trung ương trong đó có Công đoàn Xây dựng Việt Nam; đăng tải hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) lấy ý kiến nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong thời hạn ít nhất 30 ngày… 
Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Thu Phương đã nêu một số nội dung dự kiến thay đổi trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) so với Luật hiện hành như: về Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động; về quyền tham gia gia kiểm tra, thanh tra, giám sát; đảm bảo về tổ chức, cán bộ; về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn; về tài chính công đoàn. 
Bên cạnh truyền đạt các nội dung, đồng chí Phương đã khích lệ sự trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến của các đồng chí tham gia, từ đó đem tới hiệu quả truyền đạt cao cho Hội nghị phổ biến.
CĐXDVN
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 8
  • 4
  • 2
  • 0
  • 1
lên đầu trang