Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ tư, 24/04/2024 | 22:27

Thứ tư, 24/04/2024 | 22:27

Tư vấn pháp luật

Cập nhật lúc 04:11 ngày 01/10/2019

Khi nào thì bị tạm đình chỉ công việc?

Hỏi: Chị gái tôi là nhân viên của một công ty dịch vụ. Vừa qua, chị vi phạm nội quy của công ty bị đình chỉ công việc 1 tháng mà không có ý kiến của công đoàn. Công ty đình chỉ công việc của chị tôi như vậy có vi phạm quy định của pháp luật không?

Trả lời:

Điều 129 BLLĐ 2012 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Như vậy, theo quy định pháp luật đã trích dẫn ở trên, việc tạm đình chỉ chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, ở đây là công đoàn cơ sở.

Do đó, việc công ty thông báo tạm đình chỉ công việc của chị bạn 1 tháng mà không có văn bản, không có lý do cụ thể, không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là vi phạm quy định của pháp luật.

Văn phòng TVPL

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 0
  • 6
  • 1
  • 4
  • 0
lên đầu trang