Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 20/04/2024 | 20:08

Thứ bảy, 20/04/2024 | 20:08

Tin TLĐ

Cập nhật lúc 03:19 ngày 16/09/2019

Công nhân đi và về không nhìn thấy mặt trời

Người lao động hiện nay phải làm thêm giờ quá nhiều. Họ đi làm từ sớm tới sẩm tối mới về và không nhìn thấy mặt trời, thậm chí thiếu thời gian ngủ, nghỉ.
Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu chủ trì hội thảo tham vấn. Ảnh: T.N.D
Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu chủ trì hội thảo tham vấn. Ảnh: T.N.D
“Trong thực tế, các doanh nghiệp (DN) huy động người lao động (NLĐ) làm thêm rất nhiều giờ. Điều này cũng cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước buông lỏng quản lý. Do vậy, chúng tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo cần có phương án tăng thời gian nghỉ ngơi của NLĐ, đảm bảo công bằng với thời gian nghỉ của LĐ công chức…”- đó là ý kiến gan ruột từ ông Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật (LĐLĐ Đồng Nai) - đưa ra trong Hội thảo tham vấn ý kiến dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Viện Fes tổ chức tại Quảng Ninh, ngày 12.9.
Luật phải phù hợp với thực tiễn
Trước sự tham gia của đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, các chuyên gia trong lĩnh vực Luật Lao động, Công đoàn (CĐ) của một số tỉnh thành và đại diện cho NLĐ trực tiếp… đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu đồng chủ trì hội thảo khái quát: Cần mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng luật. Trong đó, Hội phụ nữ Việt Nam có đề nghị xem xét LĐ phi chính thức, áp dụng ngoài quan hệ LĐ hiện nay. Hiện Việt Nam có 55 triệu LĐ (trong đó 25 triệu LĐ chính thức, 30 triệu LĐ không chính thức) do vậy, Tổng LĐLĐVN đồng thuận mở rộng theo hướng nêu trên ở khu vực phi chính thức được tiếp cận các quy định liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động… Đối với mở rộng khung làm thêm giờ tối đa từ 300 - 400 giờ/năm của DN, quan điểm TLĐ đề xuất không mở rộng khung tối đa.
Một bất hợp lý là giờ làm việc chính thức của 2 khu vực cơ quan nhà nước và khu vực DN là 40 giờ/tuần, còn lại 48 giờ/tuần. Vấn đề này, Tổng LĐLĐVN kiến nghị thực hiện 44 giờ/tuần, đồng thời giảm cường độ làm việc cho NLĐ. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dẫn trong hiến pháp điều 35 quy định: NLĐ được đảm bảo công bằng về an toàn và điều kiện lao động. Trên thực tế, NLĐ không có thời gian cho gia đình, bị vắt kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai gần. Hệ lụy vấn đề y tế và các vấn đề chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, các vấn đề xã hội khác là hiện hữu. “Chúng ta có giờ làm việc thực tế rất cao trong ASEAN. Hiện có 2 phương án cần sự đồng thuận là 48 giờ/tuần và 44 giờ/tuần. Nhưng sau khi khảo sát, đông đảo CNLĐ trong các DN đều nhận sự đồng tình ở phương án làm việc 44giờ/tuần”- ĐBQH Ngọ Duy Hiểu cho biết.
Về tuổi nghỉ hưu, theo khảo sát và tâm tư của NLĐ, Tổng LĐLĐVN đồng tình công chức thì tăng, nhưng NLĐ trực tiếp cần phải xem xét cẩn trọng cho phù hợp. Theo đó, cần cân nhắc các đối tượng là công nhân, LĐ trực tiếp trong khu vực sản xuất và những ngành nghề đặc thù. Tăng lên bao nhiêu, đối tượng nào thì thời gian tăng ra sao (đối tượng và lộ trình)…
Không muốn, nhưng vẫn phải làm thêm
Nhiều ý kiến đưa ra tại hội thảo là NLĐ phải làm việc quá nhiều từ 2-4 tiếng ngoài thời gian làm 8 tiếng. Theo ông Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật (LĐLĐ Đồng Nai), NLĐ không biết đến mặt trời, bởi họ đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về nhà. Do vậy, chúng tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo cần có phương án, giảm thời gian làm việc và tăng thời gian nghỉ ngơi của NLĐ, đảm bảo công bằng với thời gian nghỉ của LĐ công chức….
“Chúng tôi làm việc mỗi ngày 12 tiếng (cả thời gian chính và làm thêm). Và thực trạng là phải làm thêm rất nhiều. Điều này chúng tôi không hề muốn, nhưng cuộc sống khó khăn (mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng) nên phần lớn công nhân trong Cty tôi phải làm thêm giờ mới đủ thu nhập 6 triệu đồng/tháng”- chị H - CN tại KCN Bắc Thăng Long - chia sẻ tại hội thảo. Do đó, nữ CN này cho rằng, việc kéo dài tuổi về hưu với nữ là không thỏa đáng. Vì CN nữ phải đứng làm việc từ 10-12 tiếng/ngày (lắp ráp điện tử), chỉ đủ sức làm việc đến 40-45 tuổi.
Nêu ý kiến về thời gian làm việc của NLĐ, ông Uông Quang Huy - Trưởng ban Chính sách pháp luật, CĐ Điện lực VN - cho rằng: Xuất phát từ thực tiễn, EVN đưa quy định giờ làm việc 40 giờ/tuần vào thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). “Từ 40-44 giờ/tuần là phù hợp và NLĐ sẽ tập trung làm việc, có thời gian bên gia đình, bạn bè. Nếu LĐ làm việc 48 giờ/tuần là không khả thi” - ông Huy đánh giá.
Tại hội thảo, rất nhiều chuyên gia còn trao đổi về tính khả thi trong việc áp dụng, điều khoản nhận diện HĐLĐ và những tranh chấp khi nghỉ việc, chế độ đối với NLĐ... Ông Tiêu Dung Tiến - Phó Trưởng Đại diện Viện Fes - hy vọng Luật Lao động sửa đổi sẽ tác động tích cực đến NLĐ, thúc đẩy công tác xã hội trong việc bảo vệ quyền, lợi ích NLĐ.

Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu chủ trì hội thảo tham vấn. Ảnh: T.N.D

Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu chủ trì hội thảo tham vấn. Ảnh: T.N.D

“Trong thực tế, các doanh nghiệp (DN) huy động người lao động (NLĐ) làm thêm rất nhiều giờ. Điều này cũng cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước buông lỏng quản lý. Do vậy, chúng tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo cần có phương án tăng thời gian nghỉ ngơi của NLĐ, đảm bảo công bằng với thời gian nghỉ của LĐ công chức…”- đó là ý kiến gan ruột từ ông Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật (LĐLĐ Đồng Nai) - đưa ra trong Hội thảo tham vấn ý kiến dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Viện Fes tổ chức tại Quảng Ninh, ngày 12.9.
Luật phải phù hợp với thực tiễn
Trước sự tham gia của đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, các chuyên gia trong lĩnh vực Luật Lao động, Công đoàn (CĐ) của một số tỉnh thành và đại diện cho NLĐ trực tiếp… đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu đồng chủ trì hội thảo khái quát: Cần mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng luật. Trong đó, Hội phụ nữ Việt Nam có đề nghị xem xét LĐ phi chính thức, áp dụng ngoài quan hệ LĐ hiện nay. Hiện Việt Nam có 55 triệu LĐ (trong đó 25 triệu LĐ chính thức, 30 triệu LĐ không chính thức) do vậy, Tổng LĐLĐVN đồng thuận mở rộng theo hướng nêu trên ở khu vực phi chính thức được tiếp cận các quy định liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động… Đối với mở rộng khung làm thêm giờ tối đa từ 300 - 400 giờ/năm của DN, quan điểm TLĐ đề xuất không mở rộng khung tối đa.
Một bất hợp lý là giờ làm việc chính thức của 2 khu vực cơ quan nhà nước và khu vực DN là 40 giờ/tuần, còn lại 48 giờ/tuần. Vấn đề này, Tổng LĐLĐVN kiến nghị thực hiện 44 giờ/tuần, đồng thời giảm cường độ làm việc cho NLĐ. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dẫn trong hiến pháp điều 35 quy định: NLĐ được đảm bảo công bằng về an toàn và điều kiện lao động. Trên thực tế, NLĐ không có thời gian cho gia đình, bị vắt kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai gần. Hệ lụy vấn đề y tế và các vấn đề chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, các vấn đề xã hội khác là hiện hữu. “Chúng ta có giờ làm việc thực tế rất cao trong ASEAN. Hiện có 2 phương án cần sự đồng thuận là 48 giờ/tuần và 44 giờ/tuần. Nhưng sau khi khảo sát, đông đảo CNLĐ trong các DN đều nhận sự đồng tình ở phương án làm việc 44giờ/tuần”- ĐBQH Ngọ Duy Hiểu cho biết.
Về tuổi nghỉ hưu, theo khảo sát và tâm tư của NLĐ, Tổng LĐLĐVN đồng tình công chức thì tăng, nhưng NLĐ trực tiếp cần phải xem xét cẩn trọng cho phù hợp. Theo đó, cần cân nhắc các đối tượng là công nhân, LĐ trực tiếp trong khu vực sản xuất và những ngành nghề đặc thù. Tăng lên bao nhiêu, đối tượng nào thì thời gian tăng ra sao (đối tượng và lộ trình)…
Không muốn, nhưng vẫn phải làm thêm
Nhiều ý kiến đưa ra tại hội thảo là NLĐ phải làm việc quá nhiều từ 2-4 tiếng ngoài thời gian làm 8 tiếng. Theo ông Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật (LĐLĐ Đồng Nai), NLĐ không biết đến mặt trời, bởi họ đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về nhà. Do vậy, chúng tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo cần có phương án, giảm thời gian làm việc và tăng thời gian nghỉ ngơi của NLĐ, đảm bảo công bằng với thời gian nghỉ của LĐ công chức….
“Chúng tôi làm việc mỗi ngày 12 tiếng (cả thời gian chính và làm thêm). Và thực trạng là phải làm thêm rất nhiều. Điều này chúng tôi không hề muốn, nhưng cuộc sống khó khăn (mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng) nên phần lớn công nhân trong Cty tôi phải làm thêm giờ mới đủ thu nhập 6 triệu đồng/tháng”- chị H - CN tại KCN Bắc Thăng Long - chia sẻ tại hội thảo. Do đó, nữ CN này cho rằng, việc kéo dài tuổi về hưu với nữ là không thỏa đáng. Vì CN nữ phải đứng làm việc từ 10-12 tiếng/ngày (lắp ráp điện tử), chỉ đủ sức làm việc đến 40-45 tuổi.
Nêu ý kiến về thời gian làm việc của NLĐ, ông Uông Quang Huy - Trưởng ban Chính sách pháp luật, CĐ Điện lực VN - cho rằng: Xuất phát từ thực tiễn, EVN đưa quy định giờ làm việc 40 giờ/tuần vào thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). “Từ 40-44 giờ/tuần là phù hợp và NLĐ sẽ tập trung làm việc, có thời gian bên gia đình, bạn bè. Nếu LĐ làm việc 48 giờ/tuần là không khả thi” - ông Huy đánh giá.
Tại hội thảo, rất nhiều chuyên gia còn trao đổi về tính khả thi trong việc áp dụng, điều khoản nhận diện HĐLĐ và những tranh chấp khi nghỉ việc, chế độ đối với NLĐ... Ông Tiêu Dung Tiến - Phó Trưởng Đại diện Viện Fes - hy vọng Luật Lao động sửa đổi sẽ tác động tích cực đến NLĐ, thúc đẩy công tác xã hội trong việc bảo vệ quyền, lợi ích NLĐ.

Theo TLĐ
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 5
  • 7
  • 4
  • 4
  • 4
lên đầu trang