Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024 | 20:25

Thứ năm, 28/03/2024 | 20:25

Tư vấn pháp luật

Cập nhật lúc 10:17 ngày 09/07/2019

Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng

Người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện được hưởng lương hưu theo quy định; được trợ cấp một lần và tử tuất; được cơ quan BHXH cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi nghỉ hưu và hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh như những người tham gia BHXH bắt buộc.


Tham gia BHXH tự nguyện, người dân được hưởng nhiều quyền lợi về lương hưu và các trợ cấp khác

Mức đóng đóng BHXH tự nguyện hàng tháng được tính bằng công thức sau: Số phải đóng = Mức thu nhập x 22% (có nhiều mức đóng theo khả năng thu nhập)

Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng/tháng), cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện nay là 27,8 triệu đồng/tháng).

Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng, nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng, nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Phương thức đóng, thời điểm đóng (kỳ đóng BHXH) tự nguyện

- Đối với phương thức đóng hàng tháng hoặc 3 tháng một lần thì người tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng vào bất kỳ ngày nào trong cả phương thức đóng đã chọn.

- Đối với phương thức đóng 6 tháng một lần thì người tham gia có thể đóng tiền trong thời gian 4 tháng đầu.

- Đối với phương thức đóng 12 tháng một lần thì người tham gia có thể đóng tiền trong thời gian 7 tháng đầu.

- Đối với phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau (tối đa 05 năm, bằng 60 tháng) và đóng một lần cho thời gian còn thiếu (đối với người đã đủ điều kiện để về tuổi đời để hưởng lương hưu và thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 10 năm) thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.

Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (từ ngày 01/01/2018) như sau:

+ Diện hộ nghèo: Ngân sách hỗ trợ 30% của 22% mức thu nhập hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện.

+ Hộ cận nghèo: Ngân sách hỗ trợ 25% của 22% mức thu nhập hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện.

+ Các đối tượng khác: Ngân sách hỗ trợ 10% của 22% mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người, nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

+ Riêng người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, vượt chuẩn nghèo được hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện như chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo, thời gian hỗ trợ là 12 tháng kể từ ngày địa phương xác nhận hộ vượt chuẩn. Sau 12 tháng, người tham gia được hỗ trợ như các đối tượng khác, thời gian hỗ trợ được tính tiếp theo thời gian đã được hỗ trợ diện hộ vượt chuẩn và tồng thời gian hỗ trợ không quá 10 năm (120 tháng).

Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện chỉ phải đóng phần trách nhiệm đóng BHXH tự nguyện của mình; cơ quan BHXH có trách nhiệm tổng hợp số tiền nhà nước hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia gửi cơ quan Tài chính để chuyển tiền hỗ trợ vào quỹ BHXH.

Thủ tục lần đầu đăng ký tham gia BHXH:

- Người lao động đã được cấp mã số BHXH chỉ cần kê khai mã số BHXH vào mẫu biểu tương ứng.

- Đối với người lao động chưa được cấp mã số BHXH: Kê khai tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-BHXH).

- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Bổ sung giấy tờ chứng minh (nếu có).


Theo Báo NLĐ
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 3
  • 8
  • 1
  • 7
  • 7
  • 4
lên đầu trang