Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ tư, 24/04/2024 | 10:54

Thứ tư, 24/04/2024 | 10:54

Tin ngành XD

Cập nhật lúc 04:44 ngày 22/04/2019

13 dây chuyền lắp đặt hệ thống sử dụng nhiệt khí thải

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030. Trong đó, ngành Xi măng (XM) phấn đấu đến năm 2030, giảm tiêu hao năng lượng xuống còn 10,89%.
13 dây chuyền lắp đặt hệ thống nhiệt khí thải
Trong bối cảnh giá điện, xăng dầu không ngừng tăng lên, các nhà máy XM phải nỗ lực giảm tiêu hao điện năng và nhiệt năng. Ngoài các biện pháp cải tạo nút thắt dây chuyền công nghệ, ứng dụng các đề tài nghiên cứu tiết kiệm điện và nhiệt năng thì giải pháp lắp đặt hệ thống sử dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện được coi là giải pháp hiệu quả và tận dụng triệt để khí thải lò nung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Kể từ năm 2011, khi XM Holcim Việt Nam xây dựng trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải của hệ thống lò nung tại Nhà máy XM Hòn Chông (Kiên Giang) đến nay, cả nước có 8 nhà máy với 13 dây chuyền đã lắp đặt hệ thống sử dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện, tiết kiệm được 20 - 30% sản lượng điện, đó là XM Chinfong 02 dây chuyền, XM Công Thanh 02 dây chuyền, XM Xuân Thành 02 dây chuyền, XM Long Sơn 02 dây chuyền, XM Thành Thắng 01 dây chuyền, XM Sông Lam 02 dây chuyền, XM Holcim 01 dây chuyền, XM Hà Tiên 01 dây chuyền. Còn việc đốt rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại cũng đã được 03 nhà máy XM là Holcim, Hà Tiên và Thành Công thực hiện.
Đây là sự nỗ lực lớn của các doanh nghiệp ngành XM. Tuy nhiên con số 8 nhà máy với 13 dây chuyền đã lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt khí thải để phát điện trên tổng số 82 dây chuyền sản xuất XM của cả nước hiện nay thì số nhà máy được lắp đặt vẫn vô cùng khiêm tốn.
Khó khăn vì sao?
Cũng cần phân tích thêm rằng, trong số 8 nhà máy với 13 dây chuyền đã lắp đặt thì hầu hết các dây chuyền này đều xây dựng mới với yêu cầu khắt khe là phải lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt khí thải và buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Còn những nhà máy cũ mà “tự nguyện” xây dựng lắp đặt hệ thống này thì khá khiêm tốn. Vì sao vậy?
Đại diện một doanh nghiệp XM cho biết, chủ trương xây dựng hệ thống tận dụng nhiệt khí thải để phát điện là chương trình ý nghĩa, thiết thực, không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động lo được nguồn điện cho mình mà còn có ý nghĩa lớn trong bảo vệ môi trường. Chương trình ý nghĩa nhưng nhiều doanh nghiệp XM chưa triển khai vì còn nhiều khó khăn về vốn đầu tư xây dựng hệ thống tận dụng nhiệt khí thải này.
Thiếu vốn đầu tư là rào cản khiến chương trình khó triển khai toàn bộ hệ thống nhà máy XM trong ngành. Nhưng lựa chọn công nghệ nào thì cũng khiến không ít các doanh nghiệp XM đau đầu.
Bên cạnh việc tận dụng nhiệt thừa để phát điện thì nhiều nhà máy XM cũng đang nghiên cứu phương án biến rác thải sinh hoạt và rác thải sinh hoạt thành điện năng. Hiện 03 nhà máy XM là Holcim, Hà Tiên và Thành Công đã triển khai thành công.
VICEM quyết tâm làm
Theo Tổng Giám đốc VICEM Bùi Hồng Minh, chương trình tiết kiệm năng lượng và tận dụng nhiệt thừa để phát điện vẫn đang được VICEM triển khai. Hiện VICEM đang khảo sát, đánh giá cụ thể và sẽ làm từng dự án, không làm theo phong trào vì sẽ bị môi giới ép giá. Những đơn vị có nguồn nhiệt lớn và có tiềm năng tài chính được lựa chọn triển khai trước. Sau đó nghiên cứu đánh giá dự án trên cơ sở thực tế nhằm đưa ra lộ trình phù hợp đảm bảo tính hiệu quả sẽ triển khai toàn VICEM.
VICEM tính toán, nếu vốn vay cao, thời gian hoàn vốn sẽ kéo dài. Mặc dù áp lực sản xuất, áp lực tiền vốn đầu tư nhưng VICEM quyết tâm triển khai.
Theo Tổng giám đốc VICEM, tùy từng dự án mới đánh giá cụ thể tính hiệu quả của từng dự án. VICEM chỉ đạo các đơn vị thành viên, đơn vị nào triển khai dự án tận dụng nhiệt thừa để phát điện thì vốn tự có phải đủ 30% trở lên. Với lãi suất thương mại như hiện nay thì giới hạn vay từ 70% trở xuống sẽ an toàn và giúp các nhà máy nhanh hoàn vốn.
Theo Báo Xây dựng
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 9
  • 1
  • 5
  • 7
  • 8
lên đầu trang