Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 20/04/2024 | 20:34

Thứ bảy, 20/04/2024 | 20:34

Tư vấn pháp luật

Cập nhật lúc 04:27 ngày 29/01/2019

Nghĩa vụ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động

Hỏi: "Trường hợp người lao động (NLĐ) bị tai nạn ngoài nơi làm việc thì ai có trách nhiệm bồi thường, chi trả trợ cấp? Nếu NLĐ không được tham gia BHXH, BHYT thì ai chịu trách nhiệm giải quyết chế độ cho NLĐ?".
Trả lời: Vấn đề ông Vinh quan tâm được quy định rõ tại điều 5 Thông tư số 04 ngày 2-2-2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động (NSDLĐ) đối với NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (có hiệu lực kể từ ngày 20-3-2015). Theo đó, trường hợp NLĐ bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân NLĐ bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ vẫn phải bồi thường cho NLĐ theo quy định. Trường hợp NLĐ bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân NLĐ bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ vẫn phải trợ cấp cho NLĐ theo quy định.
Nếu NSDLĐ không đóng BHXH cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại điều 3, điều 4 thông tư này, NSDLĐ phải trả chế độ BHXH thay cơ quan BHXH cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 5
  • 7
  • 5
  • 5
  • 9
lên đầu trang