Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ sáu, 19/04/2024 | 16:52

Thứ sáu, 19/04/2024 | 16:52

Tư vấn pháp luật

Cập nhật lúc 02:49 ngày 18/01/2019

Lập hồ sơ tai nạn lao động thế nào?

Hỏi: Công ty tôi là công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Vừa qua, tại công ty có người lao động bị tai nạn lao động. Tôi được biết, công ty phải có trách nhiệm lập hồ sơ tai nạn lao động. Xin hỏi, hồ sơ này bao gồm các giấy tờ, tài liệu gì?

Trả lời:

Điều 16 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về Hồ sơ vụ tai nạn lao động như sau:  

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:

a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);

b) Sơ đồ hiện trường;

c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;

d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);

e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;

h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;

i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);

k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).

2. Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.

3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động:

a) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.

b) Cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Theo Báo Lao động

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 4
  • 5
  • 3
  • 3
  • 3
lên đầu trang