Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024 | 00:44

Thứ sáu, 26/04/2024 | 00:44

Tư vấn pháp luật

Cập nhật lúc 06:08 ngày 16/01/2019

Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, có phải mua thêm bảo hiểm khác?

Hỏi: Công ty hoạt động lĩnh vực xây dựng đã thực hiện BHXH theo nghị định 143/2018/NĐ-CP với người lao động thì có phải thực hiện bảo hiểm với người lao động theo nghị định 119/2015/NĐ-CP không?
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên thì phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Khoản 3, điều 4, Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định về, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.
Điểm c, khoản 1, điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định: Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Điều 38  Luật An toàn – Vệ sinh lao động quy định
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
Khoản 3, điều 39 Luật An toàn – Vệ sinh lao động quy định: Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.
Như vậy, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm bắt buộc theo Nghị định 119/2015/NĐ-CP (mang tính chất thương mại) là hai loại hình bảo hiểm bắt buộc khác nhau.
Công ty của bạn phải vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định để người lao động còn được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội khác (ốm đau, thia sản, hưu trí, tử tuất) khi đủ điều kiện, và vừa phải tham gia bảo hiểm bắt buộc theo Nghị định 119/2015/NĐ-CP. Như thế, nếu khi người lao động bị tai nạn lao động thì doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường thay cho công ty bạn những khoản tiền mà công ty bạn có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Theo Báo Lao động
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 1
  • 8
  • 1
  • 7
  • 9
lên đầu trang