Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024 | 13:35

Thứ sáu, 29/03/2024 | 13:35

Tin ngành XD

Cập nhật lúc 04:53 ngày 27/12/2018

Cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Bộ Xây dựng nghiêm túc thực hiện cải cách hành chính theo các Nghị quyết của Chính phủ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Kết quả 2018
Bộ Xây dựng đã ban hành đầy đủ và chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về cải cách hành chính gồm: Kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch kiểm soát, kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành…; Tổ chức đánh giá, chấm điểm tiêu chí; Xây dựng báo cáo công tác cải cách hành chính quý, 6 tháng và năm 2018; Quán triệt các đơn vị tập trung, nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông; Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, DN, người dân…
Bộ Xây dựng cũng kịp thời ban hành các chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về cải cách hành chính trong từng lĩnh vực quản lý: Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; Ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, xây dựng Chính phủ điện tử; Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, giao khoán biên chế kinh phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính; Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành xây dựng.
Năm 2018, Bộ Xây dựng đã ban hành kế hoạch kiểm tra tại TP Hà Nội về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng. Kết quả kiểm tra cho thấy, chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của TP Hà Nội xếp thứ 2/63 tỉnh thành; 7 tháng đầu năm 2017của TP Hà Nội: Giải quyết đúng quy định hơn 390 hồ sơ thẩm định dự án, dự án điều chỉnh, thẩm định thiết kế cơ sở, cấp trên 5.100 giấy phép xây dựng với tổng diện tích sàn trên 2,8 triệu m2, Chi cục Giám định xây dựng thuộc Sở Xây dựng tiếp nhận 100% hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thông qua phần mềm DVC trực tuyến mức độ 3.
8 nhiệm vụ trọng tâm năm 2019
Trong năm 2019, Bộ Xây dựng xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính.
Thứ nhất, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, rà soát tổng thể và đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời hệ thống hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Thứ hai, công khai thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng theo quy định mới ban hành và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện Chính phủ điện tử, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến.
Thứ tư, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của cơ quan Bộ Xây dựng.
Thứ năm, nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ sáu, đẩy mạnh thông tin, truyền thông về cải cách hành chính, tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị.
Thứ bảy, tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Thứ tám, kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2019 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính.
Theo Bộ Xây dựng, để tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính trong giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh đảm bảo thống nhất, đồng bộ, nhất là các nhóm thủ tục hành chính liên quan đến nhiều bộ, ngành, thực hiện Chính phủ điện tử trong xử lý công việc; UBND các tỉnh thành cần tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng, quản lý trật tự xây dựng đô thị theo đúng quy định của pháp luật, chỉ đạo các cơ quan chức năng chấp hành nghiêm túc công bố công khai thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, không quy định thêm các nội dung, thành phần hồ sơ thủ tục hành chính khác với quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, nghiên cứu xây dựng và vận hành các trung tâm hành chính công để thuận lợi cho thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Theo Báo Xây dựng
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 3
  • 9
  • 0
  • 6
  • 1
  • 9
lên đầu trang