Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ sáu, 19/04/2024 | 23:08

Thứ sáu, 19/04/2024 | 23:08

Tin TLĐ

Cập nhật lúc 01:52 ngày 12/12/2018

Đổi mới tổ chức và phát huy có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

1. Kết quả tổ chức các phong trào thi đua
Phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng có chuyển biến tích cực. Các cấp CĐ đã cụ thể hóa phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, phong trào “Văn hóa, thể thao”; động viên, cổ vũ đoàn viên, NLĐ đăng ký hoàn thành 77.753 đề tài nghiên cứu khoa học với giá trị làm lợi là 336.777 tỷ đồng; phát huy 1.170.884 sáng kiến với giá trị làm lợi 203.579 tỷ đồng…, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các hình thức tôn vinh, khen thưởng động viên NLĐ có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất được các cấp CĐ thực hiện với cách làm mới. Nhiều hoạt động tôn vinh để lại ấn tượng sâu sắc, điển hình là Chương trình Vinh quang Việt Nam.
2. Phương hướng tổ chức các phong trào thi đua:
Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo” sát hợp từng khu vực, đối tượng, trọng tâm là phong trào “Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn” trong khu vực sản xuất kinh doanh; phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” trong khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Phát động phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả” trong hoạt động CĐ, lấy kết quả phong trào này làm căn cứ trong công tác cán bộ CĐ, tạo động lực thực sự cho cán bộ, đoàn viên CĐ các cấp. Tổ chức sơ, tổng kết và thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra trong thực hiện nhất là đối với những đợt thi đua cao điểm.
Sửa đổi, bổ sung Quy chế Khen thưởng của tổ chức CĐ; Quy chế xét công nhận sáng kiến của TLĐ cho phù hợp với các quy định mới của Nhà nước. Nghiên cứu lượng hóa các tiêu chí đánh giá thi đua cho từng đối tượng NLĐ, lấy kết quả thi đua làm cơ sở đề xuất khen thưởng tương xứng. Chú trọng phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình hoạt động hiệu quả; nâng cao trách nhiệm của CĐ cấp trên trong khen thưởng cấp dưới, phấn đấu tỷ lệ khen thưởng đối với lao động trực tiếp đạt từ 15% trở lên trong tổng số những người được khen thưởng.
Nâng cao chất lượng giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Đức Thuận, Giải thưởng DN Vì NLĐ và các giải thưởng khác của các cấp CĐ, thực sự là động lực tinh thần của các điển hình tiêu biểu. Tổ chức trao giải thưởng Nguyễn Văn Linh ghi nhận, tôn vinh cán bộ CĐ các cấp, nhất là cấp cơ sở có nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh.
Xây dựng đội ngũ cán bộ công tác thi đua, khen thưởng theo hướng chuyên nghiệp; hoàn thiện các quy trình, thủ tục trong công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo minh bạch, chính xác, kịp thời.
3. Đổi mới tổ chức và phát huy có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới
* Mục tiêu:
Đổi mới việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực hiệu quả, sát hợp từng đối tượng, khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức CĐ và đoàn viên, NLĐ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Chỉ tiêu:
100% tổ chức CĐ ở tất cả các cấp đều phát động và triển khai các phong trào thi đua phù hợp với đối tượng lao động và đặc thù đơn vị do theo tinh thần của NQ. Ít nhất 15% các cá nhân được khen thưởng là NLĐ trực tiếp sản xuất.
* Nhiệm vụ và giải pháp
- Đổi mới nhận thức về tổ chức phong trào thi đua theo hướng bài bản, thực chất, có sức lan tỏa, thu hút số đông tham gia, rõ kết quả, mạnh hiệu ứng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị, DN, sự lớn mạnh và uy tín của tổ chức CĐ. Việc khen thưởng đảm bảo đúng người, đúng thành tích, ưu tiên đối tượng là người trực tiếp lao động sản xuất, có kết quả được lượng hóa, có sáng kiến được thừa nhận và ứng dụng có hiệu quả.
- Trong từng đối tượng NLĐ cụ thể, lựa chọn, tập trung và triển khai sâu rộng các phong trào thi đua: “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn”, “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”, “Văn hóa, thể thao”. Toàn hệ thống phát động và triển khai phong trào “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả” trong hoạt động CĐ.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu phát triển phong trào thi đua liên kết ở các công trình trọng điểm.
- Nghiên cứu lượng hóa các tiêu chí đánh giá thi đua phù hợp với từng đối tượng NLĐ, lấy kết quả thi đua để đề xuất hình thức khen thưởng tương xứng. Khắc phục bệnh thành tích, hình thức, luân phiên, nể nang, chạy chọt trong thi đua, khen thưởng.
- Làm tốt công tác đánh giá, tổng kết các phong trào thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Chú trọng phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả. Nâng cao chất lượng các giải thưởng, các chương trình tôn vinh. Chuyên nghiệp hóa, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.
Trích Tài liệu Học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 4
  • 8
  • 4
  • 1
  • 4
lên đầu trang