Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 20/04/2024 | 20:07

Thứ bảy, 20/04/2024 | 20:07

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Cập nhật lúc 02:27 ngày 17/04/2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh với chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân

......Vì sao cần phải chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân? 

Nhân dân luôn luôn là gốc của cách mạng. Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. 

Cách mạng có thành công hay không là do nhân dân có tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng hay không, có dũng cảm đứng lên làm cách mạng hay không. Cho nên Đảng phải biết dựa vào dân, phải chǎm lo đến tư tưởng và sức lực của nhân dân. Muốn nhân dân đi theo cách mạng, ủng hộ cách mạng thì cách mạng phải đem lại lợi ích cho nhân dân. Chúng ta xây dựng một xã hội mới cũng không ngoài mục đích mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Mục đích của xã hội mới là gì? Theo Hồ Chủ tịch là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động . 

Người thường xuyên nhấn mạnh: "Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là phát triển sản xuất, để nâng cao đời sống vật chất và vǎn hoá của nhân dân". Nhưng để phát triển sản xuất, nâng cao nǎng suất lao động, Người chỉ rõ một mặt cần phải "tổ chức lao động cho tốt", mặt khác "phải sử dụng hợp lý sức lao động"; "phải không ngừng cải tiến kỹ thuật trong tất cả các ngành kinh tế". Theo Người cải tiến kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ tạo ra nǎng suất lao động xã hội cao mà còn giải phóng sức sản xuất, giảm nhẹ lao động nặng nhọc cho người lao động, chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân. Cho nên tổ chức lao động tốt, sử dụng lao động hợp lý, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội quan trọng, thiết thực chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân (yếu tố cơ bản nhất đối với sức khoẻ của con người). 

Làm thế nào để chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân? 

Bác Hồ là nhà tư tưởng lớn và là nhà hoạt động thực tiễn sáng tạo. Không có vấn đề gì Người chỉ nêu ra mà không kèm theo nó những cách thức thực hiện. 

Thứ nhất, để chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân, Người cho rằng phải giúp nhân dân biết giữ vệ sinh phòng ngừa mọi bệnh tật. 

Người luôn luôn nhắc nhở các cấp bộ Đảng, chính quyền, các đoàn thể phải chǎm lo xây dựng phong trào vệ sinh, làm cho "phong trào vệ sinh nên liên tục, không nên khi thì rầm rộ, khi thì bỏ qua... Cần giáo dục rộng khắp cho nhân dân biết giữ vệ sinh. Giáo dục phải đi đôi với kỷ luật để chấm dứt những thói xấu như vứt bậy, đái bậy trong các vườn hoa và trên các đường đi". 

ở nhà vǎn hoá lớn Hồ Chí Minh toát ra từ những hành vi cụ thể chǎm lo xây dựng nếp sống vǎn minh, vệ sinh môi trường của mỗi con người và của toàn xã hội. Con người muốn khoẻ mạnh, lao động tốt, đời sống vǎn minh tiến bộ phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chǎm lo bảo vệ môi trường sống của chính mình. Môi trường sống của con người là do chính con người tạo ra. Nó có thể trong lành nếu con người có ý thức giữ gìn dọn dẹp, bảo vệ thường xuyên tạo thành phong trào xã hội rộng khắp tự giác. Ngược lại nó trở thành mối hiểm hoạ đe doạ sức khoẻ của con người nếu vứt bỏ các phế thải bừa bãi tạo nên môi trường xú uế, ô nhiễm một cách vô ý thức. 

Để bảo vệ môi trường trong sạch cho con người, một yếu tố quyết định đến sức khoẻ lâu dài của cộng đồng, Hồ Chủ tịch chỉ rõ phải giáo dục rộng khắp cho nhân dân biết giữ vệ sinh, phải làm cho phong trào vệ sinh trở thành nếp sống, thành thói quen của mỗi con người và của toàn xã hội. Người còn nhấn mạnh trong khi con người có nhận thức không đều, một bộ phận lạc hậu vô ý thức thì bên cạnh việc giáo dục cần thực hiện nghiêm kỷ cương kỷ luật. Có như vậy mới chấm dứt những thói hư tật xấu, dù nhỏ như vứt rác, đái bậy không đúng nơi quy định. 

Tuy nhiên, Hồ Chủ tịch vẫn coi trọng biện pháp giáo dục, Người coi đó là biện pháp cơ bản, phải làm thường xuyên. Người coi biện pháp xây là chính, phải xây dựng cuộc sống vǎn minh sạch đẹp làm sao cho ai nấy đều ǎn no, mặc ấm, có nhà ở cao ráo, có đường sá sạch sẽ. Giữ gìn vệ sinh ở nông thôn là điều rất quan trọng. Người yêu cầu phải xây thêm nhà vệ sinh kiểu mới, đào giếng nước ǎn, làm nhà tắm sạch sẽ. Phải khắc phục những thói mê tín dị đoan, những tập tục lạc hậu làm hại đến sức khoẻ của con người. Phải tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân xây dựng nếp sống vǎn hoá mới vǎn minh, tiến bộ. Phải cổ vũ các tầng lớp nhân dân tập luyện thể dục thể thao. Phải xây dựng các nhà vǎn hoá, các sân vận động, tổ chức các hoạt động vǎn hoá vǎn nghệ, thể thao cho nhân dân, v.v.. Tất cả những việc làm ấy là cơ sở, là nền tảng để chǎm sóc sức khoẻ lâu dài cho nhân dân. Tóm lại, để chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi từ giáo dục ý thức tạo dựng nếp sống của con người đến xây dựng các cơ sở vật chất, các điều kiện ǎn, ở, sinh hoạt, môi trường, nguồn nước, vǎn hoá, thể thao, v.v.. Người đã nhìn sức khoẻ của nhân dân trong mối quan hệ biện chứng dưới tác động của hệ thống các yếu tố vật chất và tinh thần. 

Thứ hai, trách nhiệm của người thầy thuốc trong việc chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân. 

Để chǎm sóc sức khoẻ, hồi phục sức lao động của con người, những thầy thuốc có vai trò rất quan trọng và trong nhiều trường hợp có tính quyết định. Do vậy, người thầy thuốc cũng như người thầy giáo được xã hội trong mọi thời đại rất trân trọng, coi đây là người thầy thứ hai đã sinh thành ra con người về mặt sức khoẻ và tinh thần. Với ý nghĩa ấy, Hồ Chủ tịch đánh giá cao vai trò người thầy thuốc đối với chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân. 

Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế, tháng 2-1955, Người đã chỉ bảo một cách chân tình, sâu sắc. Người nói: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang". 

Vai trò xã hội của người thầy thuốc được Hồ Chủ tịch khái quát trong hai mối quan hệ được người bệnh phó thác tính mạng và được Chính phủ phó thác việc chữa bệnh, chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vai trò ấy không có ai thay thế được. Do vậy sự nghiệp của người thầy thuốc là sự nghiệp vẻ vang và trọng đại. Bởi lẽ đối với mỗi con người, mạng sống là cái cao nhất, sức khoẻ là cái quyết định, họ phó thác cái cao nhất, cái quyết định cho người thầy thuốc, chứng tỏ ý nghĩa vẻ vang, trọng đại của người thầy thuốc. 

Để xứng đáng với vai trò, vị trí của người thầy thuốc như vậy, Hồ Chủ tịch yêu cầu người thầy thuốc phải "thương yêu, sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu". Đây là đạo đức, là lương tâm phải có đối với bất cứ ai muốn làm nghề thầy thuốc. Người thầy thuốc phải đau bằng nỗi đau của người bệnh, bằng nỗi đau của người mẹ, người anh em ruột thịt của mình thì mới tận tình cứu chữa người bệnh, mới đủ dũng khí vượt qua mọi khó khǎn, thử thách, mọi tính toán thiệt hơn. Khi có phẩm chất đạo đức ấy, có cái chất người mà Hồ Chủ tịch nhấn mạnh đó, người thầy thuốc mới không cho phép mình có thái độ dửng dưng, thờ ơ, vô trách nhiệm trước mạng sống của đồng loại. Ngược lại chỉ cần thiếu một chút những phẩm chất ấy thôi là người thầy thuốc có thể dẫn đến những sai lầm mà nghề nghiệp không cho phép. Trong thực tế không phải chỉ những người có tiền mới ốm đau mà nhiều khi ngược lại do nghèo đói mà ốm đau. Hồ Chủ tịch yêu cầu chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Vậy nên người thầy thuốc không thể để người bệnh vì thiếu tiền mà không tận tình cứu chữa. Thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta đã có những chính sách đúng đắn trong chữa bệnh và chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 5
  • 7
  • 4
  • 3
  • 8
lên đầu trang