Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024 | 14:00

Thứ năm, 25/04/2024 | 14:00

Góc đoàn viên

Cập nhật lúc 10:36 ngày 03/05/2017

Bài viết dự thi Cuộc thi viết "CĐXDVN - 60 năm xây dựng và phát triển": Nguyễn Việt Hưng, Bệnh viện Xây dựng Việt Trì (Giải khuyến khích)

Có thể nói, tiêu chuẩn đánh giá hoạt động công đoàn là thực hiện tốt 3 chức năng: Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; tuyên truyền giáo dục, vận động người lao động để hướng tới xây dựng mối quan hệ lao động, quan hệ lợi ích hài hòa, tiến bộ, ổn định, dân chủ.

Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn phải trở thành trách nhiệm của công đoàn các cấp, của Ban Chấp hành công đoàn và từng đoàn viên. Đó là yêu cầu khách quan do nhu cầu của đoàn viên và công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) ngày càng lớn và đa dạng; trong khi nguồn kinh phí ngày càng hạn chế và khó khăn hơn. Thực tế căn cứ hoạt động công đoàn, việc nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trở thành một nguyên tắc “đại diện thật- bảo vệ thật- tham gia thật- tuyên truyền thật”.

Một thực tế là, đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách, thời gian chủ yếu dành cho công việc chuyên môn, còn dành thời gian dành cho hoạt động công đoàn rất hạn chế. Vì vậy, ngoài việc sử dụng kinh phí, đoàn phí cho hoạt động công đoàn, thì thời gian dành cho hoạt động phải đảm bảo hợp lý, hiệu quả, thiết thực. Do vậy, hệ thống công đoàn cần thực hiện hiệu quả các hoạt động vì mục tiêu hướng về đoàn viên, hướng về CNVCLĐ. Hiện nay việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, thống kê, báo cáo hoạt động công đoàn của một số đơn vị chưa nghiêm túc và còn mang tính hình thức. Vì vậy, để tăng hiệu quả hoạt động, các kế hoạch, chương trình, văn bản cần sát với thực tiễn và cơ sở, đưa việc nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trở thành một nguyên tắc hoạt động mang tính khách quan, tính mục tiêu, tính hệ thống và tính toàn diện.

* Những ý tưởng có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động công đoàn:

Như chúng ta đã biết Công đoàn là tổ chức Chính trị - Xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh là trách nhiệm không chỉ của tổ chức Công đoàn mà còn là trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chuyên môn đồng cấp.

Để phong trào Công nhân viên chức lao động & Tổ chức Công đoàn hoạt động có hiệu quả; BCH Công đoàn các cấp cần phải thực hiện tốt những nội dung, sau đây:

- Một là, Phải tập trung trí tuệ, năng lực của mình vào việc xác định mục tiêu, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ hoạt động cho từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể. Đồng thời, phải biết chủ động tổ chức các hoạt động gắn kết với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong từng thời kỳ; Nhất là, tham gia tháo gỡ, giải quyết những vấn đề thiết thực mà CNVCLĐ và doanh nghiệp đang quan tâm.

- Hai là, Phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, quy định của Doanh nghiệp tới CNVCLĐ; phải luôn tìm biện pháp và các hình thức phù hợp để chuyển tải sâu rộng đến CNVCLĐ trong doanh nghiệp.

- Ba là, Sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Chính quyền là yếu tố cơ bản, là điều kiện rất cần để tổ chức Công đoàn hoạt động có kết quả. Song, cần chủ động vận động và tự đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đưa các hoạt động của tổ chức Công đoàn đi vào nề nếp và có tác dụng thiết thực với doanh nghiệp & với từng CNVCLĐ trong đơn vị.

- Bốn là, Tổ chức Công đoàn phải bằng việc làm cụ thể để tự khẳng định mình; Trong đó, Cán bộ công đoàn phải luôn cố gắng tự nâng cao trình độ; nhất là khả năng giao tiếp, khả năng đàm phán, thuyết phục trong quan hệ công tác và năng lực tổ chức công việc để đạt được mục đích, nhiệm vụ đã đề ra.

- Năm là, Phải thường xuyên chăm lo giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, “lấy việc xây dựng nguồn lực con người làm động lực phát triển” và coi “việc nâng cao chất lượng quản trị, điều hành là nhân tố quyết định sự thành công trong kinh doanh”.

- Sáu là, Mọi hoạt động phải lấy lợi ích của đoàn viên, CNVCLĐ làm trung tâm, hướng vào mục tiêu phát triển doanh nghiệp bền vững và xây dựng các tập thể, người lao động mới. Đồng thời, BCH Công đoàn phải thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống của CBCNV- người lao động; phải chú ý đến sinh hoạt đời thường của Cán bộ, đoàn viên; Quan tâm đến từng gia đình CBCNV - người lao động; tạo điều kiện để CBCNV - người lao động giữ được tổ ấm gia đình.

- Bảy là, Phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức thực hiện nghị quyết của các cấp ủy Đảng & Công đoàn cấp trên; giữ vững chế độ sinh hoạt, thực hiện tự phê bình và phê bình thẳng thắn, cởi mở trên tinh thần đoàn kết; mọi CNVCLĐ trong đơn vị phải giúp nhau cùng tiến bộ.

- Tám là, Kiên quyết phê phán và xử lý nghiêm minh những CNVCLĐ vi phạm nguyên tắc tổ chức của Công đoàn & nội quy lao động của Doanh nghiệp. Đồng thời, phải phát hiện kịp thời và nhân điển hình tiên tiến, tạo phong trào thi đua liên tục trong toàn đơn vị.

Khi vai trò của tổ chức Công đoàn trong Doanh nghiệp được phát huy & phong trào CNVCLĐ trong Đơn vị được đẩy mạnh sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho Doanh nghiệp và CNVCLĐ trong đơn vị. Đồng thời, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển bền vững & xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn vững mạnh.

Nguyễn Việt Hưng,

Bệnh viện Xây dựng Việt Trì



Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 1
  • 2
  • 5
  • 9
  • 2
lên đầu trang