Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ sáu, 27/09/2024 | 18:19

Thứ sáu, 27/09/2024 | 18:19

Đoàn viên Công đoàn

Cập nhật lúc 03:30 ngày 27/03/2017

Bài viết dự thi Cuộc thi viết "CĐXDVN - 60 năm xây dựng và phát triển": Nguyễn Ngọc Cẩn - Vicem (Giải dành cho bài viết có đề xuất, ý tưởng, hay nhất)

Là một cán bộ công đoàn chuyên trách của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) trong quá trình thực tiễn chỉ đạo, tổ chức, thực hiện công tác công đoàn và phong trào CVNC tại Công đoàn Vicem cũng như tại các Công đoàn cơ sở và qua nắm bắt thực tiễn, Tôi xin được tham gia một số ý kiến với nội dung chủ yếu như sau:

I- ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ
Để xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn kịp đáp ứng với yêu cầu đổi mới và hoạt động công đoàn và phong trào CNVC lao động cần:
1- Củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bán chuyên trách các cấp, chú trọng bồi dưỡng nội dung và phương pháp hoạt động cho cán bộ công đoàn cấp tổ, cấp bộ phận.
2- Tuyển chọn, bổ sung cán bộ công đoàn chuyên trách có đầy đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức cho các công đoàn cơ sở còn thiếu.
3- Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh (về đạo đức, trình độ, năng lực …) cho cán bộ công đoàn kế cận, cán bộ dự bị theo tinh thần nghị quyết Trung ương. Việc thực hiện tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ công đoàn một mặt nâng cao chất lượng cán bộ, mặt khác buộc đội ngũ cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn phải vươn lên, cán bộ công đoàn còn thiếu, yếu ở khâu nào cần phải đào tạo bổ sung khâu đó.
4- Song song với việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp có số lượng cao, toàn diện, cần phải quan tâm đến quyền lợi hợp pháp, thỏa đáng cho cán bộ công đoàn, đó là việc làm cần thiết và là trách nhiệm của công đoàn cấp trên. Việc quan tâm này nên được cụ thể hóa bằng chế độ, chính sách, quy chế của đơn vị gắn với các quy định của Nhà nước và của Ban bí thư Trung ương Đảng.

II- ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
Hoạt động công đoàn phải lấy công đoàn cơ sở và công bộ phận làm địa bàn hoạt động chủ yếu, phải coi trọng sinh hoạt tổ công đoàn, công đoàn bộ phận vì đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với đoàn viên công đoàn và người lao động là đối tượng hoạt động chủ yếu của công đoàn. Vì vậy, hàng năm các công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở phải có tổng kết, đánh giá việc duy trì sinh hoạt của tổ công đoàn, công đoàn bộ phận theo định kỳ, từ đó lấy kinh nghiệm của nơi làm tốt công tác này phổ biến, trao đổi để những nơi làm chưa tốt có biện pháp khắc phục, dần đưa vào nề nếp. Công đoàn cơ sở cần có hướng dẫn chỉ đạo và tổ chức sinh hoạt theo định kỳ, có nội dung chương trình cụ thể, có kiểm điểm đánh giá hoạt động công đoàn và phong trào CNVC nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt.
 
III- ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CÔNG TY LIÊN DOANH
1- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cần có quy định và hướng dẫn cụ thể hơn về tổ chức và hoạt động đối với các công đoàn liên doanh như: Quy định cấp nào ra quyết định thành lập và trực tiếp quản lý, chỉ đạo công đoàn liên doanh, những vấn đề liên quan đến trích nộp kinh phí công đoàn đối với các Công đoàn liên doanh, những vấn đề này cần được quy định bằng luật.
2- Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách, chủ tịch công đoàn trong các công ty liên doanh, ngoài các tiêu chuẩn chung cần được chú trọng hơn nữa đến các tiêu chuẩn nắm vững chính sách, chế độ có liên quan đến người lao động, nắm vững luật pháp, nhạy bén với tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình công nhân lao động, có phương pháp giải quyết tranh chấp lao động, thông thạo ngoại ngữ để thuận lợi trong việc giao tiếp đối thoại với người sử dụng lao động (là người nước ngoài)
3- Điều quan trọng mà hiện nay chưa được quan tâm là: cán bộ công đoàn trong các liên doanh nên là chuyên trách (đối với các đơn vị đủ điều kiện có chuyên trách) để chương trình hoạt động không bị ảnh hưởng bởi công việc chuyên môn. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nên có các văn bản cụ thể quy định chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn (nhất là các công đoàn công ty liên doanh)

IV- CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ CNVC lao động đáp ứng yêu cầu mọi mặt trong tình hình mới là một nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn. Công tác này đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cần phải tiếp tục làm tốt hơn, trong đó cần chú ý các biện pháp:
1- Các công đoàn cơ sở cần phổ biến cụ thể thường xuyên các chế dân chủ trong doanh nghiệp, quy chế quản lý doanh nghiệp liên quan đến CNVC lao động, thỏa ước lao động tập thể cho người lao động hiểu và thi hành. Đặc biệt cần phải làm cho CNVC lao động có sự nhận thức trước một thực tế: giá đầu vào cho sản xuất liên tục biến đổi (có xu hướng tăng) trong khi đó giá sản phẩm do phải cạnh tranh gay gắt nên co xu hướng chững lại (có khi giảm) như vậy, để tồn tại và phát triển cần phải triệt để tiết kiệm, giảm giá thành, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời công đoàn cơ sở cần kiến nghị với chuyên môn tạo điều kiện cho CNVC lao động học tập nâng cao trình độ về mọi mặt như: tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2- Làm tốt công tác giáo dục truyền thống của ngành để nâng cao nhận thức trách nhiệm của mỗi người lao động đối với ngành. Làm tốt công tác phát triển Đảng, giới thiệu những công nhân ưu tú để xét kết nạp vào Đảng.
3- Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao trong CNVC lao động, vận động CNVC lao động xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, tích cực trong các phong trào chống các tệ nạn xã hội, cần quan tâm đến nhu cầu tham quan du lịch, nghỉ mát của CNVC lao động phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Trên đây là những đề xuất có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động Công đoàn và phong trào CNVC lao động.

Nguyễn Ngọc Cẩn
Phó chủ tịch Công đoàn Vicem

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 9
  • 1
  • 5
  • 2
  • 5
  • 0
  • 9
lên đầu trang