Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ tư, 17/04/2024 | 03:52

Thứ tư, 17/04/2024 | 03:52

Tư vấn pháp luật

Cập nhật lúc 08:21 ngày 26/12/2014

Ốm đau dài ngày và các chế độ được hưởng

Tôi 55 tuổi, đã làm việc và tham gia BHXH từ tháng 2-1982. Tháng 4-2013, tôi bị tai biến mạch máu não, hiện tôi đã ra viện nhưng vẫn phải nghỉ việc để điều trị do bị di chứng. Đề nghị cho biết: Trường hợp của tôi có được hưởng chế độ ốm đau dài ngày không? Tôi có thể xin nghỉ hưu trước tuổi không? Nếu được thì mức lương hưu của tôi được tính như thế nào?

Trả lời: Tại khoản 1 Điều 22 Luật BHXH năm 2006, điều kiện hưởng chế độ ốm đau là “Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế”. Khoản 2 Điều 23 Luật BHXH năm 2006 quy định người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau dài ngày.

Theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 34/2013/TT-BYT ngày 28.10.2013 của Bộ Y tế về ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, di chứng do tai biến điều trị là một trong những bệnh cần chữa trị dài ngày.

Đối chiếu với trường hợp của ông, bị di chứng do tai biến mạch máu não, do đó, ông thuộc đối tượng người lao động được hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 1 Điều 51 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động: Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên; đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên; suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Căn cứ quy định pháp luật trên, đối chiếu với trường hợp của ông, đủ 50 tuổi trở lên, đã đóng BHXH được 31 năm (từ năm 1982 đến năm 2013), nếu ông đáp ứng điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì ông sẽ được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo khoản 1 Điều 51 Luật BHXH. 

Về chế độ nghỉ hưu trước tuổi, Điều 52 Luật BHXH có quy định: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. 

Thời gian tham gia BHXH của ông là 31 năm, theo quy định, tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60 tuổi, do đó, ông nghỉ hưu trước 5 tuổi. Như vậy, mức lương hưu hàng tháng mà ông nhận được là: 45% + (16 x 2%) – 5% = 72% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.

Đồng thời, do ông có thời gian tham gia BHXH là 31 năm, nên theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH, ông còn được hưởng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, cụ thể: “Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội”

Văn phòng Tư vấn pháp luật CĐXDVN

 

 

 

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 2
  • 3
  • 9
  • 9
  • 5
lên đầu trang