Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024 | 18:18

Thứ năm, 25/04/2024 | 18:18

Kinh nghiệm hoạt động

Cập nhật lúc 09:19 ngày 03/09/2013

TCty Sông Đà triển khai phổ biến Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ

Sáng 30/8, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Công đoàn TCty Sông Đà phối hợp với chính quyền TCty tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch TLĐLĐVN Mai Đức Chính – thành viên Ban soạn thảo Nghị định, Đ/c Lê Văn Châu, Tổng giám đốc TCty Sông Đà, các Đ/c Phó Tổng giám đốc, Giám đốc các ban chức năng và gần 300 các Đ/c là cán bộ Ban thường vụ Công đoàn TCty, CBCNV TCty, đại diện các đơn vị thành viên, ủy viên các đơn vị cơ sở, Chủ tịch các Cty liên kết của đơn vị thành viên…


Đ/c Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN triển khai phổ biến nội dung Nghị định 60.

Tại Hội nghị, sau khi Đ/c Lê Văn Châu, Tổng giám đốc TCty Sông Đà phát biểu khai mạc, là phần triển khai phổ biến nội dung Nghị định 60 của Đ/c Phó Chủ tịch TLĐLĐVN Mai Đức Chính.

Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013, quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Nghị định này quy định nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở và hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Những quy định được áp dụng cho người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Theo Nghị định, nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được quy định: Đối với người sử dụng lao động phải công khai các thông tin: kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất; nội quy lao động; quy chế lao động; tình hình thực hiện các chế độ tuyển dụng…


Toàn cảnh Hội nghị.

Người lao động được tham gia ý kiến xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, quy định phải công khai tại doanh nghiệp; các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, ATLĐ, VSLĐ, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ; xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật…

Nội dung người lao động được quyết định: Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; nội dung thương lượng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; thông qua nghị quyết hội nghị người lao động; gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật…

Tại Nghị định này, Chính phủ quy định cụ thể về 2 hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc bao gồm: đối thoại tại nơi làm việc và hội nghị người lao động.

Theo đó, người lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc định kỳ 3 tháng/lần, để trao đổi, thảo luận về tình hình sản xuất, kinh doanh, điều kiện làm việc, yêu cầu của người lao động đối với người sử dụng và ngược lại... Khoảng cách giữa 2 lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày; trừ trường hợp thời gian tổ chức đối thoại trùng với thời gian tổ chức hội nghị lao người lao động thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ. Mỗi bên tham gia đối thoại quyết định số lượng thành viên đại diện của mình tham gia đối thoại nhưng phải có ít nhất là 3 người.


Hội nghị thu hút đông đảo đại điện đơn vị thuộc TCty tham dự.

Đối với doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên phải tổ chức hội nghị người lao động hàng năm về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động; tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị, đề xuất của mỗi bên; thông qua nghị quyết hội nghị người lao động... Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể đối với doanh nghiệp dưới 100 lao động hoặc theo hình thức hội nghị đại biểu đối với doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên...
Ngoài ra, Nghịđịnh cũng quyđịnhcác hình thức thực hiện dân chủ khác như: cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp; tổ chức lấy ý kiến trực tiếp người lao động hoặc thông qua hòm thư góp ý kiến...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2013 và thay thế các Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/02/1999 và 87/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007.

Là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác phổ biến VBQPPL đến người lao động; đồng thời vớimong muốn chuẩn bị tốt cho các công tác của năm 2014 về tổ chức hội nghị người lao động và bầu tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, TCty Sông Đà đã nhanh chóng triển khai phổ biến Nghị định 60 đến toàn thể cán bộ, công nhân viên lao động thuộc TCty.

 

Theo Xây dựng

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 1
  • 6
  • 2
  • 3
  • 7
lên đầu trang