Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 20/04/2024 | 21:26

Thứ bảy, 20/04/2024 | 21:26

Tin CĐXDVN

Cập nhật lúc 10:14 ngày 15/09/2021

Tổ chức phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động ngành Xây dựng nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID - 19”

Ngày 14/9, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) ban hành Kế hoạch 374/KH-CĐXD về tổ chức phong trào thi đua“Công nhân, viên chức lao động ngành Xây dựng nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID – 19” (Phong trào thi đua), với một số nội dung chủ yếu như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tuyên truyền, vận động, cổ vũ đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và người lao động (CNVCLĐ) phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, ý chí tự lực, tự cường, đồng cam, cộng khổ, chung sức, đồng lòng thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống đại dịch COVID - 19.
- Thể hiện vai trò, trách nhiệm của các cấp Công đoàn ngành Xây dựng, đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp và cả nước trong công tác phòng, chống đại dịch COVID - 19 với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” góp phần sớm kiểm soát và chiến thắng đại dịch COVID - 19, thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép” theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và của TLĐ.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức Phong trào thi đua là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cần được ưu tiên triển khai ngay trong các cấp công đoàn với cách thức linh hoạt, phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện; đảm bảo mục tiêu rõ ràng, nội dung thiết thực, sản phẩm cụ thể.
- Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng và lan toả, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, mô hình mới tiêu biểu, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác phòng, chống đại dịch COVID - 19.
II. THỜI GIAN TỔ CHỨC
Phong trào thi đua được tổ chức từ ngày 10/9/2021 đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong phạm vi toàn quốc.
III. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến CNVCLĐ và các cấp công đoàn trong Ngành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, TLĐLĐVN và Bộ Xây dựng về phòng chống dịch; về truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước của dân tộc; về hành động có trách nhiệm của công dân vì bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo phương châm “ai ở đâu, ở đó” tại những nơi đang thực hiện giãn cách xã hội.
2. Xác định “Mỗi cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ là một chiến sĩ” trên mặt trận phòng chống dịch. Chủ động nâng cao nhận thức, tự giác thực hiện và vận động, thuyết phục đồng nghiệp, người thân trong gia đình chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là nguyên tắc 5K, chiến lược vaccine, thực hiện giãn cách xã hội; cùng chia sẻ với khó khăn của đơn vị, doanh nghiệp, của Ngành và đất nước; hỗ trợ, giúp đỡ nhau, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; tích cực tham gia lao động sản xuất với năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần sớm ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống, không để NLĐ trong Ngành bị kích động, lôi kéo, gây rối và thực hiện các hành vi trái pháp luật. 
3. Công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn đồng cấp tăng cường các biện pháp phòng chống dịch với tinh thần “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”; thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát dịch bệnh; thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát; kịp thời đề xuất các phương án nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động, sớm phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh; đảm bảo điều kiện ăn, ở, an toàn lao động và an toàn phòng chống dịch bệnh cho người lao động; chăm lo, đảm bảo chất lượng bữa ăn và sinh hoạt đối với NLĐ ở những nơi đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”; đồng thời, xây dựng các phương án dự phòng để chủ động trước những tình huống xấu có thể xảy ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho đơn vị và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tính mạng cho đoàn viên, CNVCLĐ. Tiếp tục tổ chức các hoạt động thiết thực để chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động, giúp họ yên tâm sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp.
4. Các cấp công đoàn thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin, báo cáo tình hình để kịp thời chăm lo, thông qua các hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc trao tặng nhu yếu phẩm thiết yếu cho đoàn viên, CNVCLĐ khó khăn, nhất là đoàn viên, người lao động trong khu vực bị phong tỏa, cách ly và cán bộ, đoàn viên trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của CĐXDVN.
5. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch công đoàn các cấp; chủ động, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch; xác định rõ trách nhiệm, nêu cao bản lĩnh của mỗi cán bộ công đoàn với tinh thần “Tất cả vì đoàn viên, vì người lao động”.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung thi đua đã đề ra, các cấp công đoàn trong Ngành cần tập trung một số giải pháp sau:
1. Triển khai kịp thời Phong trào thi đua với những nội dung, tiêu chí cụ thể, phù hợp với từng lĩnh vực công tác, gắn với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn tại các đơn vị trong Ngành.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đoàn viên bằng nhiều cách thức, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, huy động các kênh truyền thông trong công tác phát động, tuyên truyền, triển khai thực hiện Phong trào. Kịp thời cung cấp thông tin về kết quả công tác phòng, chống dịch và nỗ lực chăm lo, hỗ trợ của các cấp công đoàn đối với đoàn viên, người lao động.
3. Chủ động nắm bắt thông tin, tình hình đời sống, việc làm của đoàn viên, người lao động; thường xuyên phối hợp, trao đổi và thống nhất với người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan, đơn vị về các giải pháp đảm bảo an toàn, ổn định đời sống, duy trì việc làm cho đoàn viên, người lao động và hoạt động của doanh nghiệp; tham gia giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
4.  Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài tổ chức công đoàn, ưu tiên cao nhất cho công tác hỗ trợ tham gia công tác phòng chống dịch. Quan tâm các chế độ, chính sách đặc thù hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động đang trong khu vực bị phong tỏa, cách ly và cán bộ, đoàn viên trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch.
5. Kịp thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc, cách làm sáng tạo, hiệu quả và có nhiều thành tích đóng góp trong công tác phòng, chống dịch; có nhiều sáng kiến trong lao động sản xuất mang lại hiệu quả làm lợi cho doanh nghiệp; quan tâm động viên, khen thưởng đối với cán bộ, đoàn viên trực tiếp tham gia chống dịch tại tuyến đầu, tại các khu vực dịch bệnh diễn biến phức tạp, tập trung đông công nhân lao động; các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch. Thực hiện các thủ tục đơn giản trong công tác khen thưởng đảm bảo kịp thời, đúng mục đích, ý nghĩa tôn vinh.
6. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở chỉ đạo, tổ chức triển khai, phân công rõ trách nhiệm cho các ủy viên Ban chấp hành theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và giám sát thực hiện Phong trào thi đua đảm bảo các hoạt động thiết thực, hiệu quả.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công đoàn Xây dựng Việt Nam
- Xây dựng ban hành Kế hoạch, lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, giám sát thực hiện Phong trào thi đua các cấp công đoàn trong Ngành. Kịp thời xem xét sửa đổi, bổ sung nội dung Phong trào thi đua cho phù hợp với tình hình thực tiễn, khen thưởng theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn, thực hiện công tác xét khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị TLĐ khen thưởng hoặc trình các cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong Phong trào thi đua.
- Giao Ban Tài chính, Ban Chính sách - Pháp luật, nghiên cứu, tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để hỗ trợ đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua. 
2. Các công đoàn trực thuộc CĐXDVN.
- Báo cáo cấp ủy, phối hợp với chuyên môn triển khai kế hoạch và tổ chức Phong trào thi đua, cụ thể ở cấp mình. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc vận động CBCNVCLĐ tích cực tham gia phong trào thi đua đảm bảo thiết thực và hiệu quả.
Đẩy mạnh tuyên truyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cấp công đoàn, các đoàn viên CNVCLĐ đồng thuận tham gia hưởng ứng; có cơ chế khuyến khích các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Phong trào ở đơn vị mình.
- Xét khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong Phong trào. 
- Phân công rõ trách nhiệm thành viên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trong việc tổ chức, triển khai Phong trào thi đua; thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát; thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo kết quả Phong trào thi đua về CĐXDVN.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Ban Tuyên giáo CĐXDVN để tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời.
CĐXDVN
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 5
  • 7
  • 8
  • 2
  • 9
lên đầu trang