Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ tư, 17/04/2024 | 02:34

Thứ tư, 17/04/2024 | 02:34

Tin ngành XD

Cập nhật lúc 03:36 ngày 05/11/2020

Đưa thương hiệu VICEM Hoàng Thạch dẫn đầu thị trường về chất lượng và dịch vụ

Ông Lê Thành Long - Chủ tịch HĐQT Vicem Hoàng Thạch cho biết, cách đây 43 năm, trên mảnh đất thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn đã khởi công xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất thiết kế 1,1 triệu tấn/năm sản xuất theo phương pháp khô, chu trình kín được khởi công xây dựng từ năm 1977 tại thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn. Đây là nhà máy hiện đại nhất Đông Nam á lúc bấy giờ.
Ngày 4/3/1980, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 333/BXD-TCCB thành lập Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Ngày 25/11/1983 những tấn clinker đầu tiên ra lò và đến ngày 16/1/1984 những bao xi măng mang nhãn hiệu Hoàng Thạch đầu tiên được xuất xưởng.
Bắt đầu từ đây, nhà máy chuyển sang trang mới, sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, đóng góp tích cực vào công cuộc kiến thiết, xây dựng đất nước. Xi măng Hoàng Thạch đã được đưa đi khắp mọi miền để tham gia xây dựng các công trình.
Nhà máy xi măng Hoàng Thạch xưa

Vượt qua những khó khăn, thử thách trong cơ chế tập trung, VICEM Hoàng Thạch hòa mình vào công cuộc đổi mới của đất nước. Kể từ đó, VICEM Hoàng Thạch không ngừng phát triển với những dấu ấn rất đáng tự hào: Năm 1989 cán bộ, công nhân Nhà máy đã nắm vững công nghệ, làm chủ máy móc thiết bị, không còn chuyên gia nước ngoài; năm 1996, vận hành dây chuyền Hoàng Thạch 2 và đến tháng 12 năm 2009 tiếp tục đưa dây chuyền Hoàng Thạch 3 đi vào hoạt động, nâng công suất thiết kế của Công ty lên 3,5 triệu tấn/năm.

Tháng 4/2019, thương hiệu xi măng VICEM Hải Vân hợp nhất vào thương hiệu Xi măng VICEM Hoàng Thạch, đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu VICEM Hoàng Thạch tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Cùng với việc đưa dây chuyền nghiền xi măng số 3, công suất 2 triệu tấn/năm đi vào hoạt động, nâng tổng sản lượng sản xuất xi măng lên 6 triệu tấn xi măng/năm.

Những thành tựu đã đạt được, đồng thời không ngừng đổi mới, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng niềm tin và kỳ vọng của người tiêu dùng. Với một nền tảng công nghê, một quy mô vững chắc, một giá trị truyền thống đã được khẳng định và uy tín chất lượng, dịch vụ đã được ghi nhận, VICEM Hoàng Thạch quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế đề ra, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách trong hành trình mới.

40 năm qua, cán bộ, kỹ sư, công nhân và người lao động qua các thời ký đã kế tiếp nhau viết nên trang sử truyền thống vẻ vang, hào hùng của một doanh nghiệp vừa có Tầm, vừa có Tâm, cân bằng lợi ích doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội... xứng đáng với các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng như: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Quân công; Huân chương Lao động… và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Toàn cảnh Nhà máy xi măng Hoàng Thạch ngày nay

Chủ tịch HĐTV VICEM Hoàng Thạch Lê Thành Long cho biết: Thực hiện Đề án tái cơ cấu của Vicem giai đoạn 2019 - 2025, tháng 4/2019, thương hiệu Xi măng Hải Vân đã được sáp nhập vào VICEM Hoàng Thạch. Việc VICEM giao phần vốn của công ty mẹ tại Hải Vân cho Hoàng Thạch khẳng định uy tín vai trò của đơn vị này trong hệ thống VICEM cũng như tăng cường uy tín thương hiệu Xi măng Hoàng Thạch tại địa bàn miền Trung - Tây nguyên. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, mở rộng địa bàn.

VICEM Hoàng Thạch vinh dự được đón nhận Cờ thi đua Chính phủ.

Ông Lê Xuân Khôi - Tổng giám đốc VICEM Hoàng Thạch cho biết, mục tiêu của công ty là trở thành thương hiệu dẫn đầu về chất lượng và dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xi măng và vật liệu xây dựng ở Việt Nam, dựa trên nền tảng mô hình quản trị hiện đại và công nghệ sản xuất “xanh”. Trước mắt, VICEM Hoàng Thạch tập trung nguồn lực để thực hiện những chủ trương lớn mà VICEM đang định hướng cho các đơn vị thành viên triển khai thực hiện. Cụ thể là: áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giảm nguyên nhiên liệu; giảm phát thải CO2, khí, bụi ra môi trường, tận dụng dư nhiệt về năng lượng nhiên liệu đốt để phát điện, thay thế tài nguyên không tái tạo bằng các nguyên liệu khác như tro xỉ, bùn thải, thạch cao nhân tạo, sử dụng một phần nhiên liệu từ rác thải... tạo nên kinh tế tuần hoàn, ông Khôi khẳng định.

Theo VICEM Hoàng Thạch

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 2
  • 3
  • 7
  • 1
  • 9
lên đầu trang