Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ sáu, 19/04/2024 | 13:07

Thứ sáu, 19/04/2024 | 13:07

Tin ngành XD

Cập nhật lúc 08:53 ngày 15/09/2020

Viện Kiến trúc quốc gia tổ chức hội thảo khoa học về bản sắc kiến trúc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Ngày 10/9/2020, tại TP. Cần Thơ, Viện Kiến trúc quốc gia (VIAR) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Những nét đặc trưng mang bản sắc kiến trúc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” với sự tham gia của nhiều kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học sinh sống và làm việc tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ông Đỗ Thanh Tùng, Viện trưởng Viện  Kiến trúc Quốc gia phát biểu tại hội nghị

Ông Đỗ Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia phát biểu tại hội nghị

Phát biểu khai mạc hội thảo, Viện trưởng Đỗ Thanh Tùng cho biết, ngôi nhà – nơi sinh sống của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long trước đây thường gắn liền với cánh đồng, nằm ngay trên những thửa ruộng, mảnh vườn của gia đình. Nhà phố tại khu vực này chỉ xuất hiện ở các khu dân cư tập trung, được xây dựng với mặt tiền chủ yếu là 3 gian, phía sau nối dài và dần phát triển thành nhà Bát Dần, hay Xếp Đội… Ngày nay với sự xuất hiện phổ biến của các loại vật liệu xây dựng như: Tôn, xi măng, sắt, thép… kết hợp với công nghệ xây dựng hiện đại, nên tại đây đã dần hình thành kiến trúc nhà phố, nhà lầu.

Riêng đối với kiến trúc nhà ở vùng ngập nước, người dân Đồng bằng Sông Cửu Long thường sinh sống trên các vùng bưng biền, gò cao. Nhà sàn mái lá, nhà trên cọc được xây dựng ở khu vực ngoài đồng với mục đích kết hợp dùng làm chỗ chăn nuôi gia cầm, chăm sóc lúa, đánh bắt thủy sản. Có thể nói, cuộc sống người dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thường thích ứng theo mùa, bấp bênh, không ổn định, nhưng đến nay họ vẫn giữ vững được giá trị cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, có bản sắc văn hóa kiến trúc đặc trưng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, bão lũ, nước biển dâng dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng và khó lường, cuộc sống dựa nhiều vào tự nhiên của người dân nơi đây ngày càng khó khăn.

Do đó, duy trì, phát triển môi trường sống bền vững cho người dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với kiến trúc đô thị và nông thôn có bản sắc đặc trưng, các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề cấp thiết liên quan đến giữ gìn, tạo dựng và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của vùng, như: Mô hình cư trú xưa và nay của cư dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; sử dụng vật liệu truyền thống trong kiến trúc công trình tại Đồng bằng Sông Cửu Long;

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Bên cạnh đó, ban tổ chức đồng thời cập nhật những nội dung, quy định mới nhất trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến bản sắc kiến trúc các vùng miền, trong đó có Luật Kiến trúc.

Theo ban tổ chức, hội thảo “Những nét đặc trưng mang bản sắc kiến trúc của Đồng bằng Sông Cửu Long” sẽ góp phần giúp các nhà quản lý trong khu vực có góc nhìn toàn diện về thực trạng cũng như những yếu tố liên quan, cấu thành bản sắc văn hóa truyền thống nơi đây, từ đó đề xuất, xây dựng các chính sách quản lý phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy hiệu quả nhất giá trị bản sắc kiến trúc truyền thống của Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Theo Viện Kiến trúc quốc gia

Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 4
  • 2
  • 7
  • 4
  • 1
lên đầu trang