Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024 | 20:23

Thứ năm, 25/04/2024 | 20:23

Tin TLĐ

Cập nhật lúc 08:37 ngày 03/09/2020

Giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân lao động - cần rõ đối tượng, mục tiêu

Ngày 31/8, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã cho ý kiến với Đề án “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân lao động”.

giao duc chinh tri tu tuong cho cong nhan lao dong can ro doi tuong muc tieu

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Đối tượng trọng tâm mà đề án hướng tới là công nhân lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp.

Mục tiêu đề ra là tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho công nhân lao động về những nội dung cơ bản của công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng của Đảng, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho đội ngũ công nhân lao động. Từ đó xây dựng đội ngũ công nhân lao động giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hóa, có ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm với cộng đồng, có ước mơ, hoài bão, khát vọng và đủ trình độ, kỹ năng đưa đất nước hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Phấn đấu đến năm 2025 có từ 45% đến 50%, năm 2030 có từ 55% công nhân lao động trong loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước được tuyên truyền giáo dục, lý luận chính trị, tư tưởng đạo đức, tác phong lao động công nghiệp.Các chỉ tiêu mà Dự thảo đề án đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025 là: Phấn đấu đến năm 2025 có từ 60% đến 70%, năm 2030 có trên 75% công nhân lao động, trong loại hình doanh nghiệp nhà nước được tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng đạo đức, tác phong lao động công nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2025 có từ 50% cán bộ công đoàn cơ sở và 30% đảng viên là công nhân lao động được học tập từ sơ cấp đến trung cấp lý luận chính trị - đến năm 2030 có từ 55% cán bộ công đoàn cơ sở và 35% đoàn viên công đoàn, công nhân lao động tích cực, nòng cốt được học tập từ sơ cấp đến trung cấp lý luận chính trị...

Tại Hội nghị, các ủy viên Đoàn Chủ tịch đã nêu vấn đề thực tiễn và cho ý kiến về các chỉ tiêu, mục tiêu mà Dự thảo Đề án đề ra.

giao duc chinh tri tu tuong cho cong nhan lao dong can ro doi tuong muc tieu

Theo đồng chí Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cần quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân lao động trên mạng xã hội. Ảnh: H.N

Đồng chí Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam góp ý: “Các nội dung tuyên truyền, giáo dục cần dễ hiểu, dễ nhớ và cần tranh thủ được sức mạnh của mạng xã hội, nhưng phải cân nhắc, phải đánh giá thời điểm nào công nhân lao động có thể tiếp cận được mạng xã hội để tuyên truyền có hiệu quả”.

Đồng chí Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: “Việc khu trú vào đối tượng công nhân trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, để công đoàn có được “thời gian” để tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân không dễ dàng. Ngay cả việc đưa nội dung giáo dục chính trị tư tưởng vào thỏa ước lao động tập thể nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì rất khó cho doanh nghiệp. Vì vậy, các chỉ tiêu mà Dự thảo đề án đề ra cần được xem xét thêm”.

Đồng chí cũng đồng tình với ý kiến cần đưa nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng vào thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhiều ủy viên Đoàn Chủ tịch.Đồng chí Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho rằng: “Tổ chức công đoàn hiện nay đang đảm nhiệm rất nhiều vai trò, nhiệm vụ, nhất là cấp cơ sở. Do vậy, cần khu trú rõ đối tượng là công nhân lao động trong các khu công nghiệp để các cấp công đoàn triển khai có trọng tâm. Bên cạnh chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân thì cần quan tâm đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở là đội ngũ trực tiếp triển khai nhiệm vụ này”.

Tại Hội nghị, đã có tổng hợp hơn 10 ý kiến về các chỉ tiêu, tỷ lệ liên quan đến công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho công nhân lao động giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Cuộc sống an toàn
.


Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 1
  • 6
  • 9
  • 9
  • 3
lên đầu trang