Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ bảy, 20/04/2024 | 08:53

Thứ bảy, 20/04/2024 | 08:53

Tin CĐXDVN

Cập nhật lúc 09:19 ngày 10/07/2020

CĐXDVN tổ chức Hội nghị tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp ngành Xây dựng

Ngày 10/7/2020, tại Hà Nội, CĐXDVN tổ chức Hội nghị tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp ngành Xây dựng. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch TLĐLĐVN đến dự và trực tiếp truyền đạt các nội dung tập huấn.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch TLĐLĐVN truyền đạt các nội dung tại Hội nghị
Tại Hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch TLĐLĐVN đã truyền đạt các nội dung về Điều lệ, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII và Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019. 
Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và thay thế Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật có nhiều quy định mới nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, nghĩa vụ của các bên, góp phần xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà, ổn định, phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam; Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII có nhiều điểm mới so với Điều lệ khóa XI nên việc triển khai tập huấn các nội dung này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cán bộ công đoàn phát huy hết vai trò trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, tăng cường và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh. 
​Toàn cảnh Hội nghị
Điều lệ Công đoàn Việt Nam 11 chương, 35 điều, tăng 01 chương, giảm 10 điều (Điều lệ khoá XI có 10 chương, 45 điều). Trong đó bố cục có  một số điểm thay đổi như sau:
1. Huy hiệu Công đoàn Việt Nam và bài hát truyền thống
- Về Huy hiệu Công đoàn Việt Nam: sửa đổi chữ viết tắt “TLĐ” thành chữ viết tắt “CĐVN”;
- Thống nhất chọn bài hát “Hãy hát lên bài ca Công đoàn” của Nhạc sĩ Lê Tú Anh làm bài hát truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam; để từ nay Công đoàn Việt Nam có trang phục, có bài hát truyền thống nhằm xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh.
2. Đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam
Phạm vi đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam quy định rộng hơn, không liệt kê từng đối tượng làm việc ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể mà chỉ quy định chung thành 4 nhóm đối tượng như sau:
        a. Người Việt Nam làm công, hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam
          b. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp
          c. Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
          d. Người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam 
Trong đó, nhóm đối tượng c và d Điều lệ quy định khuyến khích tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
3. Quyền của đoàn viên: bổ sung thêm 2 quyền so với Điều lệ khoá XI:
- Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn …
- Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc.
4. Về nhiệm vụ của đoàn viên: tăng thêm 1 nhiệm vụ đoàn viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam.
5. Thẻ đoàn viên: Quy định định thêm về thẻ đoàn viên.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công đoàn.
- Gộp nhiệm vụ và quyền hạn chung 1 điều (Điều 3 và điều 4)
- Bổ sung thêm 2 nhiệm vụ cho cán bộ công đoàn, đó là:
+ Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân …
+ Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và ngừi lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
7. Đại hội công đoàn các cấp
- Thống nhất đại hội công đoàn các cấp tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần, không quy định nhiệm kỳ 5 năm/2 lần với một số trường hợp đặc biệt.
- Quy định đại biểu chỉ định với số lượng không quá 5% tổng số đại biểu được triệu tập, tăng 2% so với Điều lệ khóa XI.
- Về bầu cử: quy định cụ thể các hình thức.
+ Bỏ phiếu kín: bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp; bầu UBKT và các chức danh của UBKT công đoàn các cấp; bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử
- Về nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn các cấp: Tăng thêm 1 nhiệm vụ, đó là tổ chức chất vấn, trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
8. Ban thường vụ công đoàn các cấp
- Bổ sung chế định thường trực ban thường vụ: gồm chủ tịch, các phó chủ tịch. Quy định thêm chức năng, nhiệm vụ của thường trực …
- Quy định bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp:  Khi khuyết thường trực ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số uỷ viên ban thường vụ; khuyết uỷ viên ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số uỷ viên ban chấp hành. (Điều lệ khoá XI quy định chung: khi khuyết chủ tịch, phó chủ tịch hoặc uỷ viên ban thường vụ thì ban chấp hành công đoàn cấp đó đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cho phép bầu bổ sung trong số uỷ viên ban chấp hành)
- Quy định ban thường vụ công đoàn các cấp định kỳ họp 2 tháng 1 lần, họp đột xuất khi cần thiết.
9. Nghiệp đoàn cơ sở
Nghiệp đoàn cơ sở được thành lập khi có từ 5 đoàn viên công đoàn hoặc 5 người lao động trở lên (Điều lệ CĐVN khoá XI quy định: thành lập khi có từ 10 đoàn viên công đoàn hoặc 10 người lao động trở lên)
10. Nhiệm vụ, quyền hạn công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW và tương đương
- Điều lệ lần này quy định chung về nhiệm vụ quyền hạn của các cấp công đoàn, không cụ thể chi tiết theo từng loại hình của mỗi cấp công đoàn như Điều lệ khoá XI và giao cho Đoàn Chủ tịch hướng dẫn cụ thể.
11. Công tác kiểm tra, giám sát công đoàn và UBKT công đoàn các cấp
-  Điều lệ lần này quy định thêm nhiệm vụ giám sát cho ban chấp hành công đoàn mỗi cấp, nhằm đảm bảo thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức, tiến hành kiểm tra, giám sát ở cấp mình và chịu sự kiểm tra, giám sát của công đoàn cấp trên.
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT công đoàn các cấp:
+ Điều lệ quy định rõ nhiệm vụ (1) kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và (2) giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn thuộc nhiệm vụ của UBKT không phải là giúp ban chấp hành công đoàn cùng cấp thực hiện 2 nhiệm vụ này như Điều lệ khoá XI. Đồng thời quy định UBKT phải chịu trách nhiệm trước ban chấp hành công đoàn cùng cấp về kết quả kiểm tra, giám sát do UBKT tổ chức thực hiện.
+ Quy định thêm nhiệm vụ, quyền hạn về công tác tham mưu xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên và quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn.
+ UBKT công đoàn cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở được sử dụng con dấu của BCH CĐ cùng cấp. UBKT Tổng Liên đoàn và UBKT Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW được sử dụng con dấu riêng theo quy định.

CĐXDVN
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 5
  • 2
  • 1
  • 2
  • 0
lên đầu trang