Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ ba, 23/04/2024 | 18:50

Thứ ba, 23/04/2024 | 18:50

Tư vấn pháp luật

Cập nhật lúc 03:57 ngày 14/02/2020

Tố cáo lao động nước ngoài không phép ở đâu?

Hỏi: Tôi có biết một công ty đang sử dụng lao động người nước ngoài không có giấy phép lao động, chỉ có visa du lịch, nhưng không biết hình thức báo cáo lên chính quyền địa phương như thế nào mà không tiết lộ danh tính của tôi? Tôi cần chuẩn bị những gì khi báo cáo? 
 Trả lời:
Việc cấp phép cho người lao động nước ngoài thông thường do Sở LĐTBXH thực hiện. Trường hợp này bạn có thể làm đơn tố cáo gửi Thanh tra Sở LĐTBXH nơi có người lao động làm việc để cơ quan này thanh tra theo quy định.
Cơ quan nhận đơn tố cáo có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của người tố cáo theo quy định tại Điều 5 Luật Tố cáo 2018 về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Đồng thời bạn cần thực hiện các nghĩa vụ của người tố cáo và được hưởng các quyền quy định tại Điều 9 Luật Tố cáo 2018:
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của luật này;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Theo Báo LĐ
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 8
  • 1
  • 9
  • 4
  • 6
lên đầu trang