Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ sáu, 19/04/2024 | 06:52

Thứ sáu, 19/04/2024 | 06:52

Tư vấn pháp luật

Cập nhật lúc 04:43 ngày 28/11/2019

Có được chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên chiếm giữ tiền của Cty?

Hỏi: Công ty tôi có 1 nhân viên bên mảng giao hàng thu tiền của khách hàng nhưng không nộp lại cho công ty trên 2 triệu đồng. Công ty tôi có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ với trường hợp này hay không? Và trình tự phải làm như thế nào? Nếu bên công ty tôi muốn NLĐ tiếp tục làm, trả nợ xong số tiền trên rồi công ty chấm dứt HĐLĐ có được không?
Trả lời:
Điều 126 Bộ luật lao động 2012 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được NSDLĐ áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ;
2. NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp NLĐ lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: Thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Do đó, nếu xác định hành vi của NLĐ trên là trộm cắp hoặc tham ô tài sản của công ty thì công ty bạn có quyền kỷ luật sa thải NLĐ. Tuy nhiên, muốn xử lý kỷ luật lao động thì hành vi vi phạm phải được quy định trong nội quy lao động của công ty. Để xử lý kỷ luật, công ty cần phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và Khoản 12, Điều 1, Nghị định 148/2018 NĐ-CP sửa đổi Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
Trường hợp NLĐ trên không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012, thì công ty không được tự ý đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Theo Báo LĐ
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 5
  • 3
  • 8
  • 8
  • 8
  • 4
lên đầu trang