Công đoàn Xây dựng Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024 | 17:45

Thứ năm, 25/04/2024 | 17:45

Ban Nữ công

Ban Nữ công
Chức năng:  Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam về công tác vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động (sau đây viết tắt là nữ CNVCLĐ); kiểm tra việc thực hiện và đề xuất các vấn đề về chính sách, pháp luật có liên quan đến nữ CNVCLĐ, những vấn đề về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn; công tác cán bộ nữ và vì sự tiến bộ của nữ CNVCLĐ.

Nhiệm vụ:

a) Vận động nữ CNVCLĐ trong Ngành tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ:

b) Tuyên truyền, giáo dục, vận động nữ CNVCLĐ thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trước hết là các nội dung liên quan đến lao động nữ và trẻ em; các vấn đề đạo đức, tác phong người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; bồi dưỡng cho nữ CNVCLĐ nâng cao trình độ văn hóa kỹ thuật, nghiệp vụ, đạo đức, tác phong công nghiệp, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững.

c) Tích cực vận động nữ CNVCLĐ hưởng ứng các phong trào: Thi đua lao động, sản xuất, công tác; cải cách thủ tục hành chính; thực hiện tiết kiệm, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời vận động nữ CNVCLĐ thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào Phụ nữ ngành Xây dựng   “Vượt khó, học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng trong các lĩnh vực phù hợp với đặc điểm nữ CNVCLĐ ngành Xây dựng.

d) Tổ chức tập huấn công tác nghiệp vụ nữ công và kiện toàn Ban Nữ công các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên theo khu vực, năng lực, sở trường của từng người để duy trì các hoạt động thường xuyên và đem lại hiệu quả. Tạo điều kiện cho chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

e) Vận động nữ CNVCLĐ tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện; tham mưu với BCH, Ban Thường vụ Công đoàn có biện pháp giúp đỡ những trường hợp khó khăn trong CNVCLĐ, trong đó có lao động nữ.

Quyền hạn:

a) Đại diện cho nữ CNVCLĐ tham gia các hoạt động, giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ và trẻ em.

b) Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, tập hợp những kiến nghị của nữ CNVCLĐ để phản ánh, đề xuất với Đảng, với chuyên môn và Công đoàn các cấp có biện pháp giải quyết.

c) Theo dõi, giám sát hoặc phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành đối với nữ CNVCLĐ.

d) Duy trì hoạt động của phong trào nữ CNVCLĐ và sinh hoạt của Ban Nữ công với các nội dung cụ thể, thiết thực, phong phú và đa dạng, phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng, của BCH, Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam và Ban Nữ công Tổng Liên đoàn, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của các đơn vị cơ sở trong Ngành.

e) Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo để Trưởng ban Nữ công cơ sở là đại biểu đương nhiên dự Hội nghị người lao động hàng năm của doanh nghiệm;  Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức hàng năm của cơ quan.

Hình thức và phương pháp hoạt động:

a) Hoạt động nữ công là hoạt động của tổ chức Công đoàn nhưng mang tính chất giới; mọi hoạt động của Ban Nữ công đều phải xuất phát từ nguyện vọng của nữ CNVCLĐ trong phạm vi pháp luật quy định và điều kiện của cơ quan, đơn vị cho phép, để nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVCLĐ, đồng thời thu hút động đảo nữ CNVCLĐ tham gia sinh hoạt.

b) Căn cứ vào nội dung, chương trình công tác của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn LĐVN, của BCH và Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam; căn cứ vào tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để xây dựng chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng trình Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ duyệt.

c) Trực tiếp tổ chức, hướng dẫn, vận động nữ CNVCLĐ hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của chuyên môn, công đoàn phát động và phong trào thi đua riêng có của phụ nữ . Phối hợp xây dựng các nội dung, tiêu chuẩn khen thưởng cụ thể, rõ ràng. Hoạt động hướng về cơ sở, gắn bó với cơ sở để nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng trong nữ CNVCLĐ để có các giải pháp kịp thời trong hoạt động.

d) Tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày truyền thống; Tổ chức hội thảo, tọa đàm; Tổ chức các câu lạc bộ nữ công, hoặc tổ chức các hội thi mang tính chất giới với các chủ để về phụ nữ và gia đình.

e) Tổ chức tham quan, du lịch giúp chị em mở rộng tầm nhìn, tạo điều kiện để chị em được nghỉ ngơi sau những ngày lao động mệt nhọc. Kết hợp với việc tham quan và tổ chức giao lưu với những đơn vị bạn trong Ngành, trong đơn vị để cùng giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm và tăng cường mối đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau.

f) Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công theo từng thời gian của quý, 6 tháng, hàng năm hoặc theo giai đoạn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhằm động viên, biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân nữ CNVCLĐ có thành tích xuất sắc trong hoạt động, tiếp tục nhân lên gương người tốt, việc tốt. Lựa chọn những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn giới thiệu cho Đảng, chính quyền, Công đoàn nguồn cán bộ nữ.

Cơ cấu tổ chức:
Ban Nữ công có Trưởng ban, các phó ban và chuyên viên giúp việc với định biên phù hợp nhu cầu công tác của Ban theo từng thời kỳ.
Phát triển bởi VtkMedia
Tổng số lượt truy cập :
  • 2
  • 7
  • 6
  • 1
  • 6
  • 0
  • 7
  • 0
lên đầu trang