title>Công đoàn xây dựng Việt Nam
[In trang]
Chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức đối thoại và thương lượng tập thể
Thứ năm, 11/04/2019 - 16:15
Ngày 10/4, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Công đoàn Hà Lan (CNV) tổ chức Tọa đàm về đối thoại xã hội, nhằm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đối thoại xã hội và thương lượng tập thể tại Hà Lan và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
Ngày 10/4, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Công đoàn Hà Lan (CNV) tổ chức Tọa đàm về đối thoại xã hội, nhằm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đối thoại xã hội và thương lượng tập thể tại Hà Lan và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu khẳng định: Việc đối thoại giữa người lao động với lãnh đạo doanh nghiệp và việc ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhóm doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan, như: Với người lao động, sẽ có điều kiện làm việc tốt hơn; với người sử dụng lao động, năng suất lao động sẽ tăng cao hơn, và đối với Chính phủ, sẽ có nền kinh tế ổn định hơn. “Mục đích cuối cùng đối thoại hướng đến là tất cả các bên cùng có lợi”, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

chia se kinh nghiem ve to chuc doi thoai va thuong luong tap the

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại tọa đàm

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, những kinh nghiệm được chia sẻ tại Tọa đàm này có ý nghĩa thúc đẩy Dự án Tổng LĐLĐ Việt Nam và Công đoàn Hà Lan đang triển khai thực hiện thành công, giúp các bên trong quan hệ ba bên (người lao động – người sử dụng lao động và chủ doanh nghiệp) hiểu hơn về đối thoại xã hội, hiểu nhau hơn, qua đó góp phần tăng năng suất lao động.

Với sự tài trợ của Công đoàn Hà Lan, Dự án hợp tác giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Công đoàn Hà Lan triển khai thực hiện thí điểm trong ngành dệt may tại 3 tỉnh, thành phố là Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai, nhằm thúc đẩy đối thoại giữa người lao động - Ban Giám đốc công ty và thương lượng tập thể hiệu quả tại các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam. Dự án được triển khai trong vòng 3 năm, sẽ tập trung đào tạo và hướng dẫn đại diện của người sử dụng lao động và người lao động đối thoại với nhau, hướng đến xây dựng TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp.

Dự án thí điểm này sẽ đưa ra mô hình điển hình về đối thoại giữa người lao động - Ban Giám đốc công ty và thương lượng tập thể nhóm doanh nghiệp, từ đó có thể được nhân rộng và triển khai tại các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may hoặc thậm chí trong các ngành khác.

chia se kinh nghiem ve to chuc doi thoai va thuong luong tap the

Quang cảnh buổi tọa đàm


Đặc biệt, thông qua đối thoại, thương lượng sẽ giúp cải thiện thông tin giao tiếp, đối thoại hai chiều giữa người sử dụng lao động và người lao động... nhằm hướng tới mục đích góp phần giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn.Chia sẻ kinh nghiệm tại buổi tọa đàm, đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), VCCI, Công đoàn Hà Lan và các đơn vị tham gia dự án đều khẳng định: Thực tế cho thấy, đối với doanh nghiệp, đối thoại giữa người sử dụng lao động - Ban Giám đốc công ty và thương lượng tập thể có thể mang lại những lợi ích như: Giảm tranh chấp lao động và đình công; người lao động có tay nghề sẽ gắn bó hơn với doanh nghiệp; lực lượng lao động tại doanh nghiệp ổn định hơn; người sử dụng lao động và người lao động hiểu nhau hơn, nhờ đó đưa ra những giải pháp thực tiễn tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện để giải quyết các vấn đề tại doanh nghiệp.

Trước đó, tại Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Công đoàn Hà Lan.

Tại buổi làm việc, ông Ngọ Duy Hiểu khẳng định, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, tổ chức Công đoàn Việt Nam đang đổi mới rất mạnh mẽ. Trong đó, mới đây, tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đưa ra nhiều quyết sách đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu hội nhập, trong đó có tăng cường công tác đối thoại, thương lượng, cùng với đó là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn.

Bởi vậy, Công đoàn Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Công đoàn Hà Lan để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng vào tình hình thực tiễn của Việt Nam.

Theo LĐTĐ