title>Công đoàn xây dựng Việt Nam
[In trang]
Thực thi chính sách tiền lương: Tăng cường vai trò giám sát của Công đoàn
Thứ năm, 27/12/2018 - 17:07
Các công đoàn (CĐ) cơ sở cần chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 157/2018/NĐ-CP. Đặc biệt, khi thực hiện, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại...
Các công đoàn (CĐ) cơ sở cần chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 157/2018/NĐ-CP. Đặc biệt, khi thực hiện, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại...

Ngày 26/12, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã ký Văn bản số 2548/TLĐ gửi LĐLĐ các tỉnh, thành phố; các CĐ ngành Trung ương và CĐ Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về việc thực hiện Nghị định 157/2018/NĐ-CP của Chính phủ và tăng cường biện pháp ổn định quan hệ lao động trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019. Theo đó, ngày 16/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 157/2018/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (gọi tắt là Nghị định số 157/2018/NĐ-CP). Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

thuc thi chinh sach tien luong tang cuong vai tro giam sat cua cong doan

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường trao đổi với công nhân Tổng Công ty Vận tải Hà Nội về tình hình việc làm, đời sống.

hằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức CĐ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng ở các doanh nghiệp, bảo đảm đời sống người lao động và ổn định tình hình quan hệ lao động trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ Tổng Công ty trực thuộc cần tích cực vào cuộc: Chỉ đạo các cấp CĐ trực thuộc phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong việc thực hiện Nghị định số 157/2018/NĐ-CP.

Cụ thể: Chỉ đạo CĐ cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 157/2018/NĐ-CP. Lưu ý, khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp (khoản 3 Điều 5 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP). Phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp phải công bố công khai cho người lao động được biết.

Chỉ đạo các cấp CĐ trực thuộc, đặc biệt là CĐ cơ sở phối hợp, trao đổi với với người sử dụng lao động đồng cấp xây dựng phương án thưởng tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019; thông báo để toàn thể người lao động trong doanh nghiệp được biết. Thực hiện tốt Kế hoạch số 88/KH-TLĐ ngày 28/11/2018 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Đẩy mạnh công tác giám sát của CĐ đối với việc thực hiện Nghị định số 157/2018/NĐ-CP và pháp luật về tiền lương tại doanh nghiệp. Tuyên truyền, giải thích pháp luật để người lao động hiểu đúng các quy định tại Nghị định.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị các cấp CĐ cần tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, CĐ, bảo hiểm xã hội… của các doanh nghiệp, nhất là việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng, không để xảy ra tình trạng nợ đọng tiền lương, tiền thưởng của người lao động. Tập hợp, nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của người lao động, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm Nghị định số 157/2018/NĐ-CP cũng như pháp luật lao động, CĐ, bảo hiểm xã hội.

Đặc biệt, CĐ cần chủ động nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2018 của các doanh nghiệp trên địa bàn, ngành mình. Theo dõi sát tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát, cần chủ động phối hợp với UBND và các cơ quan chức năng trên địa bàn kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi của tập thể người lao động, không để xẩy ra điểm nóng về an ninh trật tự.

Theo Báo Lao động Thủ đô