title>Công đoàn xây dựng Việt Nam
[In trang]
Những bài ca xây dựng còn lắng mãi với thời gian
Thứ năm, 17/08/2017 - 16:19
Đề tài xây dựng tưởng như khô khan, toàn đất đá, vôi vữa, xi măng, sắt thép, nhưng hóa ra lại là nguồn cảm hứng cho nhiều bài hát hay. Vì lẽ xây dựng làm ra cái mới, tạo nên vẻ đẹp cho môi trường, làm đẹp giàu chất thơ.

Đề tài xây dựng tưởng như khô khan, toàn đất đá, vôi vữa, xi măng, sắt thép, nhưng hóa ra lại là nguồn cảm hứng cho nhiều bài hát hay. Vì lẽ xây dựng làm ra cái mới, tạo nên vẻ đẹp cho môi trường, làm đẹp giàu chất thơ.

Mà chất thơ thì tạo ra cảm xúc, những khởi cho tâm hồn người sáng tạo rung lên và viết ra những giai điệu làm say mê lòng người, làm cho người ta phải nhớ đến những nghề dường như rất là khiêm tốn cô thợ quét vôi, anh thợ xây, người thợ đào đất làm sông đào, kênh mương, người thợ phá đá mở đường cho đến ông kiến trúc sư vẽ kiểu nhà thiên hạ nhiều khi ở nhà đẹp, đến xem dinh thự đẹp mấy khi để ý đến tên nhà kiến trúc.Chính thế cho nên những bài ca viết về xây dựng rất đáng được trân trọng, và thực sự đó cũng là những bài hát hay, đọng lại trong lòng người.

Không thể liệt kê hết nhưng có thể nói mở đầu những bài hát hay về xây dựng được biết đến là bài “Những ánh sao đêm” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu xây dựng cho nhà cao… cao mãi, ôi tươi đẹp Tổ quốc của ta… trữ tình, tràn đầy tình cảm xao xuyến, nhớ thương của một đất nước còn bị chia cắt, nhưng người yêu nhau mà không được sống bên nhau, một nửa bước đang còn đổ máu xương, một nửa nước đang xây dựng, mong chờ ngày thống nhất.

Nhạc sĩ Lưu Bách Thụ, những năm đầu tái thiết miền Bắc, đã viết bài “Cô thợ nề thủ đô” lạc quan, trong sáng, ca ngợi việc làm khiêm tốn, nhưng đầy ý nghĩa, đóng góp cho đời thật to lớn.

Công trường thủy lợi Bắc – Hưng – Hải đã gợi hứng cho hàng loạt tác giả sáng tác: "Con kênh ta đào" của Phạm Tuyên, "Trên công trường rộn tiếng ca" của Ngô Quốc Tính, "Tình Ca trên những công trình mới" của Phó Đức Khánh. "Bàn tay người thợ xây" của Châu Đức Khánh.

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, sau những bài “Vui mở đường" (“… chị em ơi ta lên cao trên núi mà xem…”), “Thắm hoa núi rừng” trong vở kịch hát viết cho đoàn ca múa Hải Phòng “Ai đẹp hơn ai”, cũng có bài “Cô thợ quét vôi” (“… tường trắng, tường xanh anh tường vàng… Em là thợ quét vôi…”) dí dỏm, yêu đời, sau này được phổ biến rộng rãi, không còn là một bài ca trong kịch hát nữa.

Trong những năm xây dựng thủy điện Sông Đà, "Gọi Thác Bà" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn, tha thiết và trang trọng, lấy hình tượng của dòng sông, con thác cuồn cuộn chảy và sức người chặn ngang dòng lũ “Tôi lắng nghe Sông Đà gọi Thác Bà… tôi lắng nghe tiếng Đảng gọi thiết tha, thắp sáng dòng điện xây xã hội chủ nghĩa…”.

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, tác giả bài “Làng quan họ quê tôi”, năm 1983 đã viết một bài ca sôi động theo phong cách nhạc trẻ, về một thành phố miền Trung đang xây dựng bài “Mặt trời trong thành phố đang xây”, “Ôi mặt trời rặng ngời, mặt trời trong thành phố đang xây, ôi miền Trung mùa gió nóng, mùa xây dựng cuộc sống, lên tầng cao thành phố thấy mặt trời, bạn bè, thấy mặt trời say tình yêu".

Còn nhiều bài hát viết về xây dựng của nhiều tác giả, về đất nước đang xây dựng. Có bài hát ai cũng biết, cũng thích, đó là "Bài ca xây dựng" của nhạc sĩ Hoàng Vân. Nữ ca sĩ Ái Vân có một thời với bài hát này đã chiếm giải thưởng cao nhất tại cuộc thi ca nhạc quốc tế: “Bạn đời ơi, bạn có nghe chăng niềm vui của những người dọn đến ngôi nhà mới mà chúng tôi vừa xây xong…”, nhịp nhàng, lôi cuốn để dẫn lên đỉnh cao của tình cảm “Bạn đời ơi, hãy tin hãy yêu và hát cùng chúng tôi, những người thợ xây tin yêu cuộc đời mới”.

Chính lời ca trong bài hát đáng yêu này đã nổi lên những gì cơ bản nhất về nghề nghiệp xây dựng, “… trong ánh trăng, trong khói bom, suốt bốn mùa, tôi vẫn xây, tiếng hát vui… cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau…”

Vũ Tự Lân – xây dựng/Bộ xây dựng – Hà nội –TBV13- Số 3 (44)1999.

Theo: tusachnoithat.com