Chiến hào của ta càng vào sát địch bao nhiêu thì hiệu quả thả dù tiếp tế của địch ở Điện Biên Phủ càng thấp.
Sử dụng lực lượng phòng không khống chế, bao vây trên không, ngăn chặn, cắt đứt cầu hàng không Cùng lúc phòng không còn triển khai trận địa ngay trên cánh đồng Mường Thanh, thiết lập được vùng hỏa lực bao trùm, khống chế toàn bộ không phận đối phương. Vừa đánh máy bay ném bom và máy bay cường kích của địch để bảo vệ đội hình binh chủng, các đơn vị phòng không đã tập trung hỏa lực tiêu diệt các máy bay vận tải của Pháp. Không tin vào trình độ lái của phi công Pháp, Mỹ lập cầu hàng không gồm 29 máy bay vận tải hạng nặng C-119 do phi công của Mỹ lái và đích thân tướng Mỹ chỉ huy. Đây là sự giúp đỡ, nhưng cũng là thủ đoạn để Mỹ nhằm dần dần hất cẳng Pháp và từng bước can thiệp sâu hơn vào chiến tranh Đông Dương. Nhưng khi lưới lửa phòng không của ta đã khép chặt vòng vây trên không, thì trình độ lái của phi công Mỹ cũng tỏ ra không hơn gì các phi công Pháp.
Pháo cao xạ của phòng không ta đã bắn rơi nhiều máy bay Pháp
Pháo binh sẵn sàng nhả đạn
Ngày 19-4-1954, chiếc máy bay vận tải C-119 được mệnh danh là 'Cọp bay' do phi công Mỹ lái lên vùng trời Điện Biên Phủ đã bị hỏa lực phòng không của ta bắn rơi tại chỗ. Như vậy , khống chế đường không, cắt đứt nguồn tiếp tế duy nhất bằng cầu hàng không cho quân đồn trú của địch ở Điện Biên Phủ là cách đánh hiểm, đánh thẳng vào 'dạ dày' của địch. Trong 56 ngày đêm chiến đấu, Trung đoàn pháo cao xạ 367 đã bắn rơi 52 trong tổng số 62 máy bay các loại của địch. Trung đoàn còn hoàn thành tốt các nhiệm vụ: Bảo vệ giao thông vận chuyển, bảo vệ đội hình và hiệp đồng khống chế đường không, cắt đứt cầu hàng không tiếp vận của địch… Lực lượng 367 anh hùng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Xác máy bay Pháp ở Điện Biên Phủ
Nguồn: tinngan.vn