Trong thời gian thử việc vi phạm nội quy lao động có bị xử lý kỷ luật lao động không?
Thứ hai, 08/04/2024 - 09:25
Chị T là nhân viên đang thực hiện chế độ thử việc tại công ty X. Trong thời gian thử việc chị T có vi phạm nội quy lao động. Xin hỏi, trong trường hợp này chị T có bị xử lý kỷ luật lao động không?
Chị T là nhân viên đang thực hiện chế độ thử việc tại công ty X. Trong thời gian thử việc chị T có vi phạm nội quy lao động. Xin hỏi, trong trường hợp này chị T có bị xử lý kỷ luật lao động không?
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 về quy định thử việc như sau:
- Tên, địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động
- Công việc, địa điểm làm việc
- Thời hạn của hợp đồng lao động
- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
Ngoài ra, trong hợp đồng thử việc còn có thể đưa ra:
- Các nội dung về trách nhiệm nghĩa vụ của hai bên trong quá trình thử việc.
- Các điều khoản phạt nếu vi phạm thỏa thuận.
Theo đó, trong thỏa thuận thử việc (lập thành hợp đồng thử việc hoặc ghi trong hợp đồng lao động) doanh nghiệp hoàn toàn có thể thương lượng với người lao động về quyền và trách nhiệm của 2 bên, cụ thể nếu người lao động đồng ý với việc doanh nghiệp sẽ áp dụng kỷ luật lao động nếu người này vi phạm nội quy thì khi xảy ra vi phạm, doanh nghiệp được quyền xử lý kỷ luật lao động người này (người lao động thử việc).
Đối chiếu với quy định này, ngay cả khi trong thỏa thuận thử việc không đề cập sẽ xử lý kỷ luật lao động người lao động là nhân viên thử việc thì về bản chất việc thử việc là quan hệ lao động, do đó, người lao động có trách nhiệm tuân thủ các nội quy của công ty, và khi xảy ra sai phạm, doanh nghiệp được quyền xử lý kỷ luật người lao động.
Vậy nên, Chị T đang thử việc vi phạm nội quy lao động thì vẫn có thể sẽ bị xử lý kỷ luật lao động.
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 về quy định thử việc như sau:
- Tên, địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện hợp pháp
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động
- Công việc, địa điểm làm việc
- Thời hạn của hợp đồng lao động
- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
Ngoài ra, trong hợp đồng thử việc còn có thể đưa ra:
- Các nội dung về trách nhiệm nghĩa vụ của hai bên trong quá trình thử việc.
- Các điều khoản phạt nếu vi phạm thỏa thuận.
Theo đó, trong thỏa thuận thử việc (lập thành hợp đồng thử việc hoặc ghi trong hợp đồng lao động) doanh nghiệp hoàn toàn có thể thương lượng với người lao động về quyền và trách nhiệm của 2 bên, cụ thể nếu người lao động đồng ý với việc doanh nghiệp sẽ áp dụng kỷ luật lao động nếu người này vi phạm nội quy thì khi xảy ra vi phạm, doanh nghiệp được quyền xử lý kỷ luật lao động người này (người lao động thử việc).
Đối chiếu với quy định này, ngay cả khi trong thỏa thuận thử việc không đề cập sẽ xử lý kỷ luật lao động người lao động là nhân viên thử việc thì về bản chất việc thử việc là quan hệ lao động, do đó, người lao động có trách nhiệm tuân thủ các nội quy của công ty, và khi xảy ra sai phạm, doanh nghiệp được quyền xử lý kỷ luật người lao động.
Vậy nên, Chị T đang thử việc vi phạm nội quy lao động thì vẫn có thể sẽ bị xử lý kỷ luật lao động.
VP TVPL