title>Công đoàn xây dựng Việt Nam
[In trang]
HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TỔNG LĐLĐVN LẦN THỨ 7 (KHOÁ XII): Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Thứ ba, 15/12/2020 - 15:14
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 7 (khoá XII), ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - nhấn mạnh, năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ 2016 - 2021 và là năm có nhiều yếu tố tác động đến việc làm, đời sống của công nhân lao động, trong đó có hoạt động Công đoàn. Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận T.Ư và ông Trần Thanh Mẫn - Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN tham dự hội nghị.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 7 (khoá XII), ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - nhấn mạnh, năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ 2016 - 2021 và là năm có nhiều yếu tố tác động đến việc làm, đời sống của công nhân lao động, trong đó có hoạt động Công đoàn. Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận T.Ư và ông Trần Thanh Mẫn - Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN tham dự hội nghị.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải trao quà cho công nhân lao động tại “Tết Sum vầy” năm 2020.Ảnh: Đ.L

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải trao quà cho công nhân lao động tại “Tết Sum vầy” năm 2020.Ảnh: Đ.L

Hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Trình bày dự thảo báo cáo kết quả hoạt động Công đoàn (CĐ) năm 2019, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN - cho biết, năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập, việc làm của NLĐ, nhất là đối với các gia đình có nhiều thành viên cùng thuộc diện bị cắt, giảm, chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tổng số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp 9 tháng đầu năm là 896.787 người, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 839.260 người, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019, tăng 0,4% so với cả năm 2019. Thu nhập bình quân của NLĐ là 6,7 triệu đồng/tháng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Lợi dụng khó khăn về tài chính cũng như nhận thức chưa đầy đủ của NLĐ, “tín dụng đen” tiếp tục có dấu hiệu hoạt động trở lại ở nhiều khu công nghiệp (KCN), khu nhà trọ công nhân (CN), gây mất an ninh trật tự, đe doạ sự an toàn của NLĐ.

Bên cạnh đó, tính đến thời điểm này, toàn quốc có 124 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 5 cuộc so với cả năm 2019. Nguyên nhân là do NLĐ chưa đồng tình với cơ chế trả lương của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là vào dịp Tết. Nhiều DN chậm lương, chậm thưởng hoặc chi trả lương, thưởng chưa hợp lý, chất lượng bữa ăn ca chưa đảm bảo… Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến sản xuất bị đình trệ, một số DN phải đóng cửa, tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất...

Nhằm chăm lo cho NLĐ bị tác động của dịch COVID-19, Tổng LĐLĐVN sớm có chủ trương về việc lùi thời điểm đóng kinh phí CĐ đối với các DN bị ảnh hưởng bởi COVID-19, miễn đóng đoàn phí CĐ đối với đối tượng đoàn viên CĐ có thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở; vận động cán bộ CĐ chuyên trách ủng hộ mỗi tháng một ngày lương trong thời gian 3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 8.2020). Đồng thời, Tổng LĐLĐVN ban hành quyết định chi hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ nguồn tài chính CĐ. Kết quả, các cấp CĐ đã chi tổng số tiền hơn 656,937 tỉ đồng để hỗ trợ, chăm lo cho 658.989 NLĐ, trong đó nguồn tài chính CĐ là chủ yếu (chiếm hơn 65,2%)…

Liên quan đến vấn đề dịch COVID-19 gây ảnh hưởng trên địa bàn, bà Đỗ Thị Ninh Hường - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh - cho hay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, việc làm, đời sống của NLĐ, nhất là các DN xuất, nhập khẩu, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục… Thời gian cao điểm nhất có gần 2.000 DN với gần 50 NLĐ bị ảnh hưởng; trên 200 DN đóng cửa; số DN giải thể tăng 250% so với năm 2019; 65 DN có chủ bỏ trốn hoặc đứng trước nguy cơ phá sản.

Không chỉ vậy, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn còn 1.225 DN với gần 14.000 lao động đang bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19; mức lương bình quân của NLĐ đạt 5,5-6 triệu đồng/người/tháng, riêng khối du lịch chỉ đạt mức bình quân từ 2,5-4 triệu đồng/người/tháng; nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên tăng gần gấp đôi, ảnh hưởng đến gần 15.000 lao động.

Trước tình hình này, LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp để chăm lo cho NLĐ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Trong đó, các cấp CĐ chủ động nắm tình hình việc làm, đời sống của NLĐ ở các DN, đơn vị bị ảnh hưởng. Thông qua việc nắm tình hình đã đề xuất với Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết 245/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; ban hành kế hoạch, hướng dẫn các cấp CĐ phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Chính phủ.

Các cấp CĐ tỉnh Quảng Ninh còn chú trọng công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn triển khai các cơ chế, chính sách của Nhà nước, của tỉnh cho các DN, đơn vị nhằm đảm bảo chăm lo tốt cho NLĐ.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 483 NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, bị chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp nghỉ việc không lương, được hỗ trợ hơn 800 triệu đồng; có 48 viên chức lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ kinh phí được hỗ trợ 48.000.000 đồng; 1.668 giáo viên, NLĐ các trường mầm non tư thục, nhóm lớp độc lập tư thục được hỗ trợ 1,668 tỉ đồng; trên 16.000 lao động tự do được hưởng chính sách. Các cấp CĐ hướng dẫn CĐCS tham gia với chuyên môn về phương án cắt giảm lao động đảm bảo phù hợp, hiệu quả; hạn chế không để xảy ra tình trạng 2 vợ chồng cùng bị mất việc; tạo điều kiện cho gia đình CN có hoàn cảnh khó khăn không phải nghỉ việc, giãn ngày công, đảm bảo tiền lương ở mức tối đa có thể.

Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

Trong bối cảnh bị tác động bởi dịch COVID-19, công tác chăm lo Tết cho NLĐ cũng là nội dung ghi nhận các ý kiến của các đại biểu.

Bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương - nói rằng, vừa qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất của DN, tác động trực tiếp đến đời sống công nhân lao động (CNLĐ). Để cho đời sống CNLĐ thực sự ổn định trong bối cảnh khó khăn chung này, các cấp CĐ tỉnh Bình Dương đã tích cực vận động các chủ nhà trọ giảm hoặc miễn tiền thuê nhà trọ cho CN. Trong thời gian qua, các cấp CĐ tỉnh Bình Dương đã vận động các chủ nhà trọ giảm giá và miễn tiền thuê trọ cho khoảng hơn 15.000 phòng cho CNLĐ, giá trị quy đổi ra khoảng hơn 6 tỉ đồng.

Trước tình hình dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, tiền lương, thu nhập của NLĐ, để tiếp tục duy trì, phát huy hơn nữa các hoạt động chăm lo cho NLĐ của tỉnh, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã xây dựng kế hoạch chăm lo Tết cho CNLĐ với nhiều hoạt động thiết thực.

Với phương châm: “Không để bất cứ CNLĐ nào không được hưởng Tết”, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã xác định bên cạnh chi ngân sách CĐ, sẽ kêu gọi, vận động các đơn vị, DN và các đơn vị phúc lợi cùng chăm lo đời sống cho CNLĐ.

Cụ thể, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã có đề xuất UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ từ ngân sách 13.250 suất quà tết, mỗi suất 500.000 đồng với tổng số tiền là 6.625.000.000 đồng cho CNLĐ xa quê. Đồng thời, như các năm trước, Tết năm nay, CĐ tỉnh Bình Dương tiếp tục tổ chức “Chuyến xe xuân nghĩa tình” cho hơn 4.000 ĐV, CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Tân Sửu 2021; tổ chức chương trình “Tết Sum vầy” với các hoạt động văn hoá văn nghệ, tặng quà tết, trao quỹ hỗ trợ cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn…

Đặc biệt, năm nay sẽ có điểm mới là Bình Dương đang thí điểm hỗ trợ vé xe cho khoảng 50 gia đình CN với nguồn kinh phí ngân sách CĐ và một phần vận động các mạnh thường quân, DN cùng thực hiện. Các đối tượng được hỗ trợ nằm ở khu vực miền Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và miền Bắc.

Theo Báo LĐ