title>Công đoàn xây dựng Việt Nam
[In trang]
Nghỉ không hưởng lương, vẫn đóng bảo hiểm xã hội phải làm sao?
Thứ sáu, 20/12/2019 - 17:02
hỏi: Tháng 5.2019 tôi xin nghỉ không lương tại Công ty A đồng thời đến làm tại Công ty B. Công ty B đóng bảo hiểm xã hội cho tôi ngay từ tháng 5.2019 và Công ty A cũng chưa cắt bảo hiểm xã hội cho tôi. Đến tháng 6.2019 tôi quay lại Công ty A để làm thủ tục nghỉ việc và xin chốt bảo hiểm xã hội, thì công ty nói không chốt được vì bảo hiểm xã hội bị đóng trùng 2 tháng 5, 6.2019 tại 2 Công ty A và B. Bây giờ tôi cần làm gì để Công ty A chốt được bảo hiểm xã hội?

Hỏi: Tháng 5.2019 tôi xin nghỉ không lương tại Công ty A đồng thời đến làm tại Công ty B. Công ty B đóng bảo hiểm xã hội cho tôi ngay từ tháng 5.2019 và Công ty A cũng chưa cắt bảo hiểm xã hội cho tôi. Đến tháng 6.2019 tôi quay lại Công ty A để làm thủ tục nghỉ việc và xin chốt bảo hiểm xã hội, thì công ty nói không chốt được vì bảo hiểm xã hội bị đóng trùng 2 tháng 5, 6.2019 tại 2 Công ty  A và B. Bây giờ tôi cần làm gì để Công ty A chốt được bảo hiểm xã hội? 

Trả lời:

Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:  Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Do bạn đã xin nghỉ không hưởng lương tại Công ty A tháng 5, tháng 6 nên lẽ ra Công ty A phải có trách nhiệm báo giảm (không đóng bảo hiểm xã hội) cho bạn trong hai tháng này.

 Việc Công ty A vẫn đóng bảo hiểm xã hội cho bạn như vậy là sai. Bạn cần đề nghị Công ty A làm thủ tục báo giảm để cơ quan bảo hiểm xã hội điều chỉnh thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho bạn tại Công ty A cho đúng với thực tế. Trường hợp Công ty A không làm thủ tục, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi Công ty A đóng bảo hiểm xã hội để được giải quyết. Còn thời gian đóng  bảo hiểm xã hội tại Công ty B thì giữ nguyên. 

Theo Báo LĐ